Khó khăn khi vận động: Nguy cơ viêm khớp dạng thấp

Cần biết - 11/24/2024

Khi thường xuyên mệt nhọc với việc co duỗi, vận động, bạn nên đến khám bác sỹ bởi bạn đang có nguy cơ bị viêm khớp dạng thấp.

Mỗi năm, nước ta ghi nhận hơn 700 người mắc mới bệnh viêm khớp dạng thấp. Bệnh xuất hiện ở cả nam giới và nữ giới. Trong đó, nữ giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn, đặc biệt ở độ tuổi trung niên. Viêm khớp dạng thấp là một bệnh khó chữa, đặc biệt khi bệnh nặng. Việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời giúp bạn giảm được những biến chứng nặng.

Nguyên nhân

Hiện nay, các bác sỹ chỉ ra một số nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh như do yếu tố cơ địa, di truyền, vi-rút,… Tuy nhiên, còn một số nguyên nhân khác phải cần đến khoa học. Vì thế, để tìm được nguyên nhân chính, người bệnh cần tiến hành một số xét nghiệm.

Khó khăn khi vận động: Nguy cơ viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp gây nhiều khó khăn trong vận động

Triệu chứng

Ở giai đoạn đầu, người bệnh thấy đau tại khớp, cứng khớp trong thời gian dài, cơn đau thường xuất hiện vào buổi sáng. Sau đó, người bệnh có thể bị viêm tại các khớp, đặc biệt là ở đầu gối, hai ngón tay cùng vị trí. Giai đoạn này, việc vận động, co duỗi gặp khó khăn, các cơn đau đến dồn dập hơn. Các khớp viêm khi tiến triển nặng có thể gây dính và biến dạng khớp.

Ngoài các triệu chứng chủ yếu tại khớp, người bệnh cũng có các triệu chứng khác như sút cân, ăn ngủ kém, trên xương gần khớp khuỷu tay xuất hiện các hạt chắc, không đau, không di chuyển. Cơ quanh khớp bị viêm dễ teo do giảm khả năng vận động. Nếu không chịu đi khám và điều trị, người bệnh có thể bị liệt, mất khả năng vận động.

Điều trị

Hiện giờ chưa có thuốc đặc trị viêm khớp dạng thấp. Việc điều trị chủ yếu giúp giảm đau, trị viêm và hạn chế các biến chứng như dính, biến dạng khớp. Từ đó, người bệnh có thể vận động dễ hơn, cải thiện chất lượng cuộc sống cho mình.

Khó khăn khi vận động: Nguy cơ viêm khớp dạng thấp

Nên đi khám bác sĩ sớm để kiểm soát bệnh

Ngoài việc dùng thuốc,  người bệnh nên có chế độ dinh dưỡng hợp lý để nâng cao hệ miễn dịch cho bản thân. Ngoài ra, không nên nghỉ ngơi thường xuyên, bạn nên vận động hợp lý giúp các cơ không bị ảnh hưởng và tăng sự dẻo dai cho khớp. Người bệnh không nên ủ rũ, căng thẳng, dễ khiến bệnh nặng hơn, nguy hiểm hơn.

Nguyên nhân gây bệnh khá phức tạp, vì thế bạn không nên bị dùng thuốc, nhất là khi đã xuất hiện viêm.

Phòng bệnh

Phòng bệnh viêm khớp dạng thấp cần được chú trọng ở bất kỳ ai, nhất là trong giai đoạn bệnh đang 'trẻ hoá' khi một số người mới hơn 20 tuổi cũng có dấu hiệu mắc bệnh.

Về chế độ dinh dưỡng, những thực phẩm giàu vitamin D, B, K như lòng đỏ trứng, pho mát, các loại cải, củ cải đường… giúp bạn ngăn ngừa nguy cơ gây bệnh. Ngoài ra, các thực phẩm giàu chất chống oxy hoá như đu đủ, cam, táo, trà xanh, tỏi... sẽ giúp bạn tăng sức đề kháng. Người không muốn mắc bệnh nên hạn chế ăn quá mặn hoặc quá ngọt. Cá hồi, dầu oliu, thuỷ sản… cũng cần được đưa vào bữa ăn một cách hợp lý.

Khó khăn khi vận động: Nguy cơ viêm khớp dạng thấp

Tập luyện nhẹ nhàng giúp xương khớp khỏe mạnh

Về tập luyện, bạn nên chọn những bài tập phù hợp với lứa tuổi, không phải những bài tập nặng mới giúp khớp khoẻ mạnh. Thậm chí, nếu bạn tập những bài quá sức có thể khiến khớp tổn thương, tạo cơ hội cho bệnh tấn công. Bạn nên tập đều đặn, điều hoá. Nếu buổi sáng tỉnh dậy với các khớp mệt mỏi, bạn nên bỏ thời gian cho các bài tập nhẹ, giúp các khớp được linh hoạt, tránh tình trạng mệt mỏi lâu dài, bệnh dễ xâm nhập.

Và một lối sống vui vẻ thoải mái, không căng thẳng, lo âu kéo dài sẽ giúp bạn không lo sự tấn công của bất kỳ căn bệnh nào.

>> Xem thêm: CHUYÊN ĐỀ: Phòng chống bệnh khớp khi đông về

Ảnh minh họa: Internet

Thanh Nguyên

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!