Không truyền dịch cho trẻ bị sốt xuất huyết tại nhà

Xét Nghiệm - 05/15/2024

Theo bác sĩ Tuấn, việc tự ý truyền dịch cho trẻ bị sốt xuất huyết tại nhà có thể dẫn đến phù nề, suy hô hấp và nguy hiểm đến tính mạng.

Theo bác sĩ Tuấn, việc tự ý truyền dịch cho trẻ bị sốt xuất huyết tại nhà có thể dẫn đến phù nề, suy hô hấp và nguy hiểm đến tính mạng.

Chiều 28/6, các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM, đã có thông tin về tình trạng gia tăng các ca mắc sốt xuất huyết, trong đó đặc biệt lưu ý về sốc sốt xuất huyết.

Bác sĩ Nguyễn Minh cho biết từ tháng 6, các ca sốt xuất huyết bắt đầu tăng 10-15% so với tháng trước, trung bình có 70-72 ca nhập viện mỗi tuần vì sốt xuất huyết, trong đó 10% là các ca nặng và đang có xu hướng tăng nhẹ.

Không truyền dịch cho trẻ bị sốt xuất huyết tại nhà

Tính đến 9h ngày 28/6, khoa đang có 116 bệnh nhân điều trị nội trú, 60% đến từ các tỉnh, có 9 ca sốc sốt xuất huyết với các biểu hiện như mạch nhanh, khó bắt, tụt huyết áp.

Theo bác sĩ Tuấn, các ca sốc sốt xuất huyết là do tình trạng thất thoát huyết tương, xuất hiện trong thời điểm bé bắt đầu hạ sốt. Tuy nhiên, tình trạng bệnh của bé không đỡ. Khi có các triệu chứng như đau bụng nhiều, nôn ói, bé không chịu ăn uống, không chịu chơi, quấy khóc, bứt rứt khó chịu... Các bệnh nhi đều được phát hiện và điều trị kịp thời.

Trong sốc sốt xuất huyết còn có tình trạng sốc nặng, mạch và huyết áp bằng 0, chảy máu, dễ dẫn đến suy tim, suy gan, suy thận, rối loạn chuyển hóa, rối loạn điện giải... Một số trẻ có bệnh nền hoặc dư cân, tình trạng sốc diễn tiến nguy hiểm hơn, có thể sốc nặng, sốc kéo dài hoặc tái sốc.

Bác sĩ Tuấn cho biết từ đầu năm đến nay, cơ sở y tế này đã có 2 ca tử vong do sốt xuất huyết, đều là các ca được chuyển đến từ các tỉnh và diễn tiến bệnh quá nặng.

Sốt xuất huyết có thể điều trị tại nhà, phụ huynh lưu ý bổ sung đủ chất dinh dưỡng, cho trẻ ăn thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu, uống nhiều nước bù dịch, hạ sốt bằng paracetamol là an toàn nhất.

Bác sĩ khuyến cáo, khi trẻ chưa bị thất thoát huyết tương không nên tự ý truyền dịch cho trẻ. Điều đó có thể khiến trẻ phù nề, suy hô hấp và nguy hiểm. Việc truyền dịch cần được thực hiện trong bệnh viện dưới chỉ định và theo dõi sát của bác sĩ.

Xét nghiệm sốt xuất huyết tại Xander

Để không phải xếp hàng chờ đợi, tránh lây nhiễm bệnh khi đến viện do dịch bệnh bùng phát, Xét nghiệm tại nhà Xander đã cho ra đời Gói xét nghiệm sốt xuất huyết với những ưu điểm:

Minh bạch tuyệt đối

Cam kết không chỉ định thừa. Chi phí hoàn toàn minh bạch, không ẩn phí, phụ thu.

Chuyên môn hàng đầu

100% mẫu được xử lí tại phòng lab của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung Ương - địa chỉ uy tín hàng đầu cả nước trong phát hiện, điều trị bệnh truyền nhiễm.

Dịch vụ tiện lợi

  • Tiết kiệm tới 50% thời gian lấy mẫu và trả kết quả;
  • Khách hàng được quyết định thời gian và địa điểm từ khâu lấy mẫu đến khâu trả kết quả;
  • Kết quả của bệnh viện trung ương tuyến đầu, được sử dụng liên thông ở tất cả viện công trên cả nước;
  • Tư vấn mọi vấn đề sức khỏe và biện luận kết quả kịp thời, chu đáo với đội ngũ bác sĩ chuyên môn;
  • Bảo mật thông tin khách hàng và bệnh án qua số điện thoại cá nhân cùng mã code riêng biệt.

Không truyền dịch cho trẻ bị sốt xuất huyết tại nhà

Cách tính tổng giá xét nghiệm

  • Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm + Phí km tăng thêm
  • Phí xử lý : 30.000đ
  • Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ 300 Đê La Thành nhỏ tới địa chỉ lấy mẫu.

* Giá gói xét nghiệm sốt xuất huyết được cập nhật ở cuối bài viết

Địa chỉ:300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (024) 73049779 / 0984.999.501

Giờ làm việc:Thứ Hai - Thứ Sáu: 06:00 - 15:30, Thứ Bảy: 06:00 - 10:00

Xem thêm:

  • Sốt xuất huyết có lây qua đường máu?
  • Trẻ bị sốt xuất huyết, khi nào cần xét nghiệm máu?

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!