Dày sừng nang lông là bệnh lý xuất hiện trên da với những nốt sần sùi, sưng đỏ và có đầu trắng. Bệnh thường xuất hiện ở nữ giới nhiều hơn nam giới, vì thế gây nhiều vấn đề về thẩm mỹ và khiến chị em mất tự tin trong giao tiếp. Vậy nên chữa bệnh này như thế nào? Dưới đây Lily & WeCare xin chia sẻ một số kinh nghiệm sau.
Biểu hiện của bệnh
Bằng mắt thường có thể nhận ra các biểu hiện cơ bản của bệnh dày sừng nang lông như sau:
Tế bào sừng hóa trên da người bệnh tăng sinh quá mức khiến da dày lên, sần sùi như da gà, đôi khi bị sưng đỏ, lỗ chân lông to, xuất hiện mủ và nhìn kỹ sẽ thấy có lông mọc xuyên qua mụn, một số lông chân mọc xoắn bên trong mụn và không thoát ra được.
Khi có những tác động vật lý hoặc tác động hóa học như kem chống nắng, kem bôi da, mỹ phẩm gây kích ứng,... lên vùng da như đầu, mặt, cánh tay, nách, chân, đùi,...
Nguyên nhân gây dày sừng nang lông
Theo nghiên cứu của những chuyên gia, chất Keratin tích tụ lâu ngày dưới da và sau một thời gian tẩy rửa, kỳ cọ mạnh sẽ khiến niêm mạc da dễ bong tróc, hình thành bệnh.
Việc dư thừa Keratin sẽ làm bít lỗ chân lông, các sợi lông mọc ra ngoài không được vì thế mọc ngược vào bên trong, gây ngứa, viêm nhiễm nặng.
Nguyên nhân của bệnh còn là do môi trường ô nhiễm, khí hậu, bụi bẩn, tác động trực tiếp do thường xuyên cạo râu, thường xuyên dùng những chất độc hại, nhỏ hay tẩy lông, sử dụng quần áo từ sợi tơ tổng hợp,... làm da bị bít khí, không thoát được mồ hôi.
Người bị bệnh tiểu đường, rối loạn nội tiết, suy giảm chức năng miễn dịch,... rất dễ mắc phải bệnh dày sừng nang lông. Ngoài ra dày sừng nang lông có thể do những tác nhân bên ngoài như virus, vi khuẩn, nấm,... gây nên.
Dày sừng nang lông có lây không?
Dày sừng nang lông có lây không? Câu hỏi này khá phổ biến từ người bệnh hay những người thân, bạn bè của người mắc bệnh này.
Tuy là bệnh ngoài da nhưng dày sừng nang lông không lây nhiễm sang người khác qua tiếp xúc như các bệnh ngoài da khác, bởi bệnh có nguyên nhân do bất thường cấu trúc da khiến những tế bào sừng bị tăng sinh quá mức và gây ra bưng bít bề mặt da tạo nên những mụn nhỏ. Vì vậy người mắc bệnh có thể yên tâm chữa bệnh tại nhà cũng như sinh hoạt bình thường.
Một số kinh nghiệm chữa trị bệnh vảy sừng nang lông
Kinh nghiệm chữa dày sừng nang lông như sau:
Bạn nên sử dụng thuốc bôi da phối hợp cùng với thuốc uống theo như chỉ định của bác sĩ để chữa khỏi bệnh.
Sử dụng những loại thuốc chứa AHAs, Resorcin, Salicylic acid, Glycerin, Urea với mục đích giữ ẩm làn da theo các chỉ định của bác sĩ da liễu chuyên khoa.
Tuyệt đối không sử dụng những sản phẩm xà bông tắm bởi nó sẽ gây kích ứng da.
Hạn chế cọ sát da hoặc trầy xước da. Bệnh dày sừng nang lông không gây ngứa cho da vì thế nếu có các biểu hiện này, bạn vui lòng tái khám để bác sĩ chẩn đoán đúng.
Chữa dày sừng nang lông từ thiên nhiên
Dùng dầu dừa giúp chữa bệnh dày sừng nang lông
Chuẩn bị dầu dừa, nước cốt chanh. Sau đó bạn lấy 3 thìa dầu dừa hâm nóng lên và trộn cùng 1 thìa cà phê nước cốt chanh tạo thành dung dịch bôi da.
Rửa sạch vùng da bị bệnh, lấy vỏ chanh vừa dùng vắt nước cốt để chà lên vùng da với mục đích thu nhỏ lẫn chân lông bị giãn to và loại bỏ vảy sừng hóa trên da, làm liên tục trong 5 – 7 phút và rửa lại vùng da đó thật sạch.
Sau khi làm sạch da, bạn nên dùng hỗn hợp dầu dừa và nước cốt chanh để xoa đều và massage vùng da mắc bệnh trong khoảng 20 phút sau đó rửa sạch bằng nước ấm.
Thực hiện cách chữa này ngay khi bệnh mới phát hiện và kiên trì thực hiện đều đặn 1 tới 2 lần mỗi ngày. Sau 3 tuần sẽ thấy bệnh thuyên giảm.
6 “thần dược” vừa tốt vừa rẻ cho sức khỏe mùa hè
Bị bệnh sau chỉ cần một quả mướp đắng hiệu quả hơn thuốc tây nghìn lần
Trị gan nhiễm mỡ bằng lá sen và mướp đắng
8 loại thần dược giúp bạn chống lại ung thư buồng trứng
Mách bạn những "thần dược" kích thích tóc mọc nhanh
Sử dụng cám gạo điều trị dày sừng nang lông
Chữa dày sừng nang lông với cám gạo là cách vô cùng hữu hiệu được áp dụng trong dân gian từ lâu. Trong cám gạo có chứa các chất giúp tái tạo da và loại bỏ bã nhờn, vảy sừng trên da, giúp làm lành các vùng da bị tổn thương cũng như viêm nhiễm kể cả viêm nang lông.
Bạn có thể trộn cám gạo cùng nước ấm, cám gạo với sữa tươi không đường hay mật ong pha loãng tạo thành dung dịch sệt để đắp lên vùng da bị bệnh trong 20 phút. Sau đó sử dụng chính những hỗn hợp vừa đắp lên đó massage nhẹ nhàng vùng da để loại bỏ tế bào chết.
Mỗi tuần bạn nên thực hiện 3 – 4 lần, đều đặn trong 2 tháng sẽ giúp giảm dày sừng nang lông rõ rệt.
Mướp đắng giúp điều trị dày sừng nang lông
Bạn sử dụng 100g mướp đắng. Cách dùng là lấy lá mướp đắng rửa sạch, phơi khô, giã nhuyễn đắp trực tiếp lên vùng da bị viêm nang chân lông, thực hiện đều đặn 1 tuần 3 lần sẽ thấy vùng da được mờ dần và sáng mịn, tươi trẻ.
Bài viết đưa ra những thông tin về bệnh dày sừng nang lông cũng như kinh nghiệm, cách chữa trị bệnh bằng thiên nhiên hiệu quả, an toàn.
Xem thêm:
- Bị bệnh dày sừng nang lông có chữa được không?
- Chữa dày sừng nang lông bằng dầu dừa
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!