Làm gì để giảm nguy cơ bạo lực ở trẻ?

Gia đình và thai kỳ - 04/24/2024

Truyền thông có tác động lớn đến trẻ, nếu bạn cho con xem quá nhiều sẽ dẫn đến bạo lực ở trẻ. Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu về nguy cơ này nhé!

Theo một nghiên cứu được tiến hành bởi các nhà nghiên cứu từ Đại học Otago ở New Zealand và được công bố trên tạp chí Pediatrics, khi một người xem tivi càng nhiều  thời thơ ấu, người đó càng có nhiều khả năng bị mắc chứng rối loạn nhân cách chống đối xã hội khi trưởng thành.

Nội dung chương trình truyền hình bạo lực sẽ góp phần vào hành vi tiêu cực của trẻ

Rối loạn nhân cách chống lại xã hội, thường được gọi là “sociopathy” hoặc “psychopathy” là một trường hợp đặc biệt khi người mắc không có khả năng đồng cảm với người khác và có các hành vi chống đối xã hội mạnh mẽ, gây ra các hành động tội phạm bao gồm cả dối trá, trộm cắp, phá hoại tài sản và bạo lực.

Đáng chú ý rằng nghiên cứu đã loại trừ khả năng trước đó cho rằng khuynh hướng chống đối xã hội gây ra việc trẻ em xem truyền hình nhiều hơn. Thay vào đó, họ phát hiện ra việc xem truyền hình khi còn nhỏ có tương quan với sự phát triển các hành vi chống đối xã hội sau này. Các nhà nghiên cứu cho biết: “Trẻ em dành nhiều thời gian xem chương trình tivi có các hành động bạo lực thường sẽ hành xử một cách bạo lực và có nhiều khả năng có hành vi xấu hơn trong cuộc sống sau này”.

Theo nghiên cứu tiến hành sau đó trên khoảng 1.000 trẻ em được sinh ra vào năm 1972 hoặc năm 1973 tại thành phố Dunedin, New Zealand. Bắt đầu từ 5 tuổi, các em đã được phỏng vấn về thói quen xem truyền hình hai năm một lần. Các nhà nghiên cứu sau đó so sánh các thông tin này để ghi chép về tiền án hình sự của người tham gia trong độ tuổi từ 17 và 26. Các vụ án bạo lực (bao gồm cướp giật, ngộ sát, tấn công có chủ ý gây thương tích, hiếp dâm, sử dụng chó để tấn công người khác, gây mất trật tự và các hành vi có thể gây ra bạo lực) đã được ghi nhận một cách riêng biệt. Các nhà nghiên cứu cũng phân tích mức độ phổ biến của hành vi hung hăng, rối loạn nhân cách chống lại xã hội và cảm xúc tiêu cực trong số những người tham gia nghiên cứu trong độ tuổi từ 21 và 26.

Giảm xem truyền hình ngay từ thời thơ ấu sẽ có lợi cho phát triển nhân cách ở trẻ

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những người xem truyền hình nhiều khi còn nhỏ cũng có nhiều khả năng bị kết án phạm tội khi trưởng thành. Trong thực tế, cứ mỗi giờ xem truyền hình trung bình của một đứa trẻ mỗi đêm, nguy cơ của tỷ lệ này tăng lên 30%. Tuy nhiên, sau khi các nhà nghiên cứu điều chỉnh cho các yếu tố gây nhiễu, mối tương quan giữa việc phạm tội và xem tivi biến mất.

Ngay cả sau khi điều chỉnh các yếu tố như tình trạng kinh tế xã hội, các hành vi hung hăng hoặc hành vi chống đối xã hội xảy ra thời thơ ấu, hoặc các yếu tố liên quan đến cha mẹ, các nhà nghiên cứu tìm thấy một mối tương quan mạnh mẽ giữa việc xem tivi thời thơ ấu và việc mắc chứng rối loạn nhân cách chống đối xã hội khi trưởng thành. Các nhà nghiên cứu cũng tìm thấy mối liên hệ giữa việc xem tivi và các cảm xúc tiêu cực cùng tính cách hung hăng hơn.

Các phát hiện này không thể đi đến kết luận rằng việc trẻ em chống đối xã hội xem truyền hình nhiều hơn và trở thành những người chống đối xã hội khi trưởng thành. Nhà nghiên cứu Lindsay Robertson cho rằng: “Thay vào đó, người đã xem truyền hình rất nhiều có khả năng thể hiện các hành vi và đặc điểm tính cách chống đối xã hội.”

Mặc dù những lý do chứng minh việc xem truyền hình có thể gây ra rối loạn nhân cách chống đối xã hội vẫn còn chưa rõ ràng, các nhà nghiên cứu vẫn kết luận: giảm xem truyền hình thời thơ ấu chắc chắn sẽ có lợi. Theo đó, nhà nghiên cứu Bob Han có cho rằng: “Hành vi chống xã hội là một vấn đề lớn. Chúng tôi không nói rằng truyền hình gây ra tất cả các hành vi ấy, nhưng những phát hiện của chúng tôi cho thấy rằng việc giảm xem truyền hình có thể làm giảm các hành vi chống đối trong xã hội.”

Do vậy, bạn đừng quên kiểm soát thời gian xem tivi và nội dung truyền hình trẻ xem để góp phần hạn chế những ảnh hưởng tâm lí tiêu cực cho con bạn từ việc xem tivi quá nhiều nhé!

Bạn có thể quan tâm

Mối nguy từ việc trẻ thích xem quảng cáo

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!