Làm sao để ăn vào con và không vào mẹ khi mang thai

Bạn Cần Biết - 11/24/2024

Mang thai khiến cơ thể mẹ thay đổi cả bên trong lẫn bên ngoài, việc bổ sung đa dạng và phong phú các loại thực phẩm là hoàn toàn cần thiết để cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi. Tuy nhiên, thực tế cho thấy không phải cứ ăn nhiều và dư thừa thì thai nhi sẽ đủ chất, đạt cân nặng lý tưởng, thậm chí cơ thể mẹ tăng cân quá mức mà thai nhi lại thiếu trọng lượng. Vì vậy, ăn như thế nào để con sinh ra phát triển tốt mà mẹ lại không bị tăng cân nhiều là vấn đề thắc mắc của nhiều phụ nữ.

Mang thai khiến cơ thể mẹ thay đổi cả bên trong lẫn bên ngoài, việc bổ sung đa dạng và phong phú các loại thực phẩm là hoàn toàn cần thiết để cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi. Tuy nhiên, thực tế cho thấy không phải cứ ăn nhiều và dư thừa thì thai nhi sẽ đủ chất, đạt cân nặng lý tưởng, thậm chí cơ thể mẹ tăng cân quá mức mà thai nhi lại thiếu trọng lượng. Vì vậy, ăn như thế nào để con sinh ra phát triển tốt mà mẹ lại không bị tăng cân nhiều là vấn đề thắc mắc của nhiều phụ nữ.

Nguyên nhân khiến mẹ tăng cân nhiều nhưng thai nhi không đạt đủ trọng lượng

Không ít phụ nữ mang thai có trọng lượng cơ thể tăng cân quá nhanh, kể cả khi mới bắt đầu mang thai, thậm chí có người tăng đến 30 -35 kg trong suốt thai kì, nhưng con lại không đủ cân nặng tiêu chuẩn hoặc chậm phát triển. Việc tăng cân của mẹ nên căn cứ vào chỉ số cân nặng và chiều cao trước lúc mang thai để có kế hoạch tăng cân hợp lý, thông thương chỉ cần tăng từ 9 đến 13kg đối với những phụ nữ có chỉ số BMI trong mức 18,5 trước khi mang thai.

Làm sao để ăn vào con và không vào mẹ khi mang thai

Nếu phụ nữ vượt ngưỡng cho phép thì rất dễ dẫn tới béo phì trong thai kì. Nguyên nhân của hiện tượng này chủ yếu là do:

  • Chế độ dinh dưỡng không hợp lý, bổ sung các chất béo quá nhiều.

  • Cơ thể mẹ hấp thụ chất béo nhiều mà không cung cấp tới thai nhi

  • Mẹ có cân nặng vượt mức lý tưởng trước khi mang thai.

  • Nhau thai gặp một số bất thường khiến việc chuyển chất dinh dưỡng tới thai nhi không đủ.

  • Nước ối cũng đạt đủ tiêu chuẩn.

  • Hệ thống tuần hoàn, vận chuyển chất dinh dưỡng của cơ thể mẹ gặp một số bệnh lý.

  • Mẹ sử dụng thuốc khiến cơ thể hấp thụ và tích nước.

  • Thường xuyên căng thẳng, stress.

  • Không có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, ngủ quá ít hoặc quá nhiều.

  • Lười vận động và di chuyển trong quá trình mang thai.

Tình trạng ăn vào mẹ mà không vào con không phải là hiện tượng hiếm gặp, vì vậy mẹ cũng không cần quá lo lắng, chỉ cần điều chỉnh trong chế độ hàng ngày để cải thiện cân nặng cho thai nhi đạt chuẩn tới lúc sinh sẽ giúp trẻ phát triển tốt cũng như thể trạng khỏe mạnh.

Phương pháp ăn vào con mà không vào mẹ trong quá trình mang thai.

Thai nhi nhẹ cân sẽ kéo theo các hệ lụy đối với sự phát triển cũng như sức khỏe của trẻ sau khi sinh. Vì vậy, phụ nữ mang thai nên có kế hoạch trong ăn uống và nghỉ ngơi hàng ngày để chất dinh dưỡng hấp thu vào con mà không quá nhiều vào mẹ.

Làm sao để ăn vào con và không vào mẹ khi mang thai

  • Không ăn quá nhiều cùng một lúc mà chỉ nên ăn lượng vừa đủ để cơ thể mẹ hấp thụ hết lượng dinh dưỡng và vận chuyển vào thai nhi. Việc ăn quá nhiều một lúc sẽ khiến dư thừa chất mà không đào thải ra ngoài được.

  • Ưu tiên bổ sung các chất cần thiết như: sắt, canxi, đạm, vitamin,.. có nhiều trong rau xanh và hoa quả tươi, thịt, trứng, sữa,...

  • Không bỏ bữa, nhất là bữa sáng. Đồng thời nên chia nhỏ các bữa trong ngày thành 5 đến 6 bữa với lượng đồ ăn không quá nhiều.

  • Nên bổ sung các loại sữa không béo, không đường, tách kem và sữa chua sẽ rất tốt trong việc cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi mà mẹ lại không bị tăng cân.

  • Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ 8 tiếng/ngày.

  • Nên tập luyện thể thao với các bài tập nhẹ nhàng như: yoga, đi bộ,...

  • Tránh bị stress, căng thẳng.

  • Có thể tham khảo ý kiến chuyên gia để có chế độ dinh dưỡng hợp lý trong một ngày.

  • Không nên ăn đồ chiên, rán nhiều dầu mỡ.

Để ăn vào con mà không gây tăng cân quá nhiều cho mẹ là việc không quá khó khăn, nhưng cần có kế hoạch và phương pháp cũng như sự kiên trì. Việc mẹ tăng cân quá nhiều trong thai kì sẽ không tốt vì nó gây ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ về sau.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!