Muối giúp ngăn ngừa bứu cổ và có nhiều vai trò khác trong cơ thể. Tuy nhiên, ăn quá nhiều muối lại gây ra tác dụng ngược Sau đây là một số mẹo mà Hello Bacsi muốn giới thiệu đến các bạn nhằm giúp giảm lượng muối trong thức ăn để hạn chế phần nào các rủi ro về bệnh tật do chế độ ăn mặn gây nên.
Lựa chọn thực phẩm ít muối
Khi mua thực phẩm, bạn có thể giảm lượng muối nạp vào cơ thể bằng n cách đọc kỹ thành phần dinh dưỡng trên bao bì và chọn loại chứa ít hoặc không chứa muối. Bạn nên thay đổi các món ăn thường xuyên và hợp lý giúp cơ thể bạn kiểm soát nồng độ muối cũng như tận hưởng những thức ăn thú vị nhé!
Thịt đông và cá là những sản phẩm có chứa lượng muối khá cao, do đó bạn hãy giảm thiểu mức độ sử dụng các loại thịt này.
Để có được những món ăn vặt lành mạnh và dinh dưỡng, bạn nên chọn trái cây hay rau quả như cà rốt hoặc cần tây. Ngoài ra, nên chọn snack hoai tây chiên hay bánh quy loại ít muối.
Nếu bạn là “tín đồ” của các loại nước sốt, bạn nên biết rằng sốt cà chua thường có lượng muối ít hơn sốt phô mai hay những loại sốt có chứa dầu ô liu, thịt xông khói hay thịt nguội. Bạn chú ý hạn chế dùng nước tương, mù tạt hay mayonnaise vì chúng có chứa lượng muối khá cao.
Hình thành thói quen nấu ăn nhạt
Các món ăn thường được nêm muối để tăng thêm vị đậm đà. Tuy nhiên, có nhiều cách khác để làm bật lên hương vị của món ăn thay vì dùng muối. Bạn hãy thử dùng tiêu đen thay cho muối ở các món như mì Ý, trứng chiên, bánh pizza, cá hay súp. Bạn cũng có thể thêm một số loại thảo mộc hoặc ớt cho món mì, rau củ khi nấu thịt hay tỏi, gừng, ớt và chanh cho món trứng chiên nhé!
Cách tốt nhất để kiểm soát gia vị cho món thịt hầm là bạn nên tự nấu và hầm nước dùng thịt, hạn chế dùng hạt nêm hay các gia vị có chứa muối. Hãy thử nướng hoặc xào một số loại rau củ như ớt đỏ, cà chua, bí xanh, rau thì là và củ cải để làm dậy lên hương vị. Làm sốt cà thì nên dùng cà chín tới và tỏi.
Mẹo lựa chọn thực đơn ít muối khi ăn ngoài
Nếu bạn ăn ở nhà hàng, quán cà phê hay các quán ăn vỉa hè, hãy tinh tế lựa cho mình những món chứa ít muối.
Pizza: Chọn lớp phủ rau củ hay gà thay vì thịt nguội hoặc nhiều phô mai.
Mì: Nên chọn loại có nước sốt làm từ rau củ hoặc thịt gà thay vì chọn thịt nguội, phô mai hay xúc xích.
Bánh mì hamburger: Tránh dùng nhân có nhiều muối như thịt nguội, phô mai, sốt thịt nướng và nên ăn kèm thêm xà lách.
Món ăn Trung Hoa hay Ấn: Hãy dùng cơm trắng, vì chúng chứa ít muối hơn cơm chiên thập cẩm và cơm chiên trứng.
Bánh mì sandwich: Thay vì chọn thịt nguội hoặc phô mai, hãy ăn thịt gà, trứng, phô mai ít béo hay rau củ quả như bơ và tiêu.
Cố gắng ăn thêm nhiều rau như xà lách và mayonnaise ít béothay vì ăn đồ chua hoặc mù tạt vì chúng thường có lượng muối cao.
Đối với món xà lách trộn: Hãy yêu cầu để riêng nước chấm hoặc nước sốt dùng kèm, vì như vậy bạn sẽ chỉ dùng lượng vừa đủ và vì một số loại nước chấm và nước sốt có thể chứa lượng muối rất cao.
Nếu bạn đã đọc các thông tin về muối, bạn sẽ biết được rằng muối làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như cao huyết áp và đột quỵ. Bạn không nhất thiết phải thêm muối vào thức ăn quá nhiều vì 75% lượng muối đã có sẵn trong các loại thực phẩm hằng ngày như bánh mì, ngũ cốc và các món ăn làm sẵn.
Hãy nhớ rằng, nếu bạn ăn ở nhà hoặc ra hàng quán, đừng tự thêm gia vị vào món ăn mà hãy nếm trước. Nhiều người có thói quen nêm muối vào món ăn dù điều đó không thật sự cần thiết và món ăn vẫn ngon khi không thêm muối.
Bạn có thể quan tâm đến:
- Để bữa ăn ít muối vẫn đậm đà
- Muối trong chế độ ăn của trẻ
- 9 loại thực phẩm con bạn nên tránh
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!