Chu kỳ kinh nguyệt có ý nghĩa rất quan trọng đối với phụ nữ, đánh dấu một bé gái đã trưởng thành và có khả năng mang thai. Do đó, các bạn gái cũng như chị em phụ nữ cần theo dõi thường xuyên kỳ nguyệt san của mình. Kinh nguyệt không đều là tình trạng không quá hiếm gặp, đặc biệt là ở độ tuổi dậy thì và mãn kinh. Nhưng kinh nguyệt bất thường trong độ tuổi sinh nở lại là dấu hiệu không tốt, chứng tỏ, cơ thể đang có vấn đề. Sau đây Hello Bacsi sẽ mách bạn thông tin về tình trạng kinh nguyệt không đều và các phương pháp điều trị nhé.
Bạn có biết kinh nguyệt không đều là gì?
Kinh nguyệt là thời điểm trong tháng khi dạ con (tử cung) bong lớp nội mạc và chảy máu âm đạo xảy ra. Điều này được biết đến như là một chu kỳ kinh nguyệt.
Chu kỳ kinh nguyệt sẽ khác nhau đối với từng thể trạng của người phụ nữ. Một số chu kỳ sẽ diễn ra đúng thời điểm hàng tháng, một số chu kỳ lại không thể đoán trước được. Trung bình thì một người phụ nữ tới chu kỳ từ mỗi 21 đến 35 ngày. Một chu kỳ kinh nguyệt thường kéo dài từ 3 đến 5 ngày. Kinh nguyệt không đều có thể cần biện pháp chữa trị.
Thường kinh nguyệt không đều là một phần của những thay đổi bình thường có thể xảy ra khi bạn đang ở tuổi dậy thì. Khi bạn lớn hơn, khoảng ba năm sau lần có kinh nguyệt đầu tiên, chu kỳ của bạn sẽ ổn định và có thể nhận biết được.
Vì sao kinh nguyệt lại không đều?
Mặc dù kinh nguyệt sẽ ổn định lại khi trưởng thành, vài bạn gái vẫn còn kinh nguyệt không đều hoặc ngừng trong một thời gian. Lý do thường thấy bao gồm tác dụng phụ của thuốc, tập thể dục quá mức, trọng lượng cơ thể rất thấp, hoặc thiếu dinh dưỡng.
Kinh nguyệt không đều còn có thể do rối loạn nội tiết tố. Ví dụ, bệnh rối loạn tuyến giáp sẽ dẫn đến kinh nguyệt không đều nếu nồng độ hormone tuyến giáp trong máu trở nên quá thấp hoặc quá cao.
Bạn có thể có chu kỳ kinh nguyệt không đều, nếu:
- Thời gian giữa mỗi chu kỳ bắt đầu thay đổi;
- Bạn đang mất máu nhiều hơn hoặc ít hơn bình thường trong một chu kỳ;
- Số ngày mà chu kỳ kéo dài khác nhau ở mỗi chu kỳ.
Có nhiều loại chu kỳ kinh nguyệt không đều khác nhau, bao gồm:
- Chứng kinh nguyệt ít: chu kỳ kinh nguyệt không thường xuyên. Thời gian giữa các chu kỳ thường là 35 ngày hoặc nhiều hơn. Phụ nữ với chứng kinh nguyệt ít có ít hơn 6 – 8 chu kỳ kinh một năm;
- Băng huyết: chu kỳ kinh nguyệt không đều nhưng thường xuyên;
- Chứng rong kinh: chu kỳ dài hoặc có máu kinh nhiều hơn, chu kỳ thường không đều và có thường xuyên;
- Vô kinh: không có kinh nguyệt từ 3-6 tháng hoặc lâu hơn.
Kinh nguyệt không đều có cần phải điều trị không?
Phương pháp điều trị kinh nguyệt đều phụ thuộc vào nguyên nhân và mong muốn của bạn về việc có con trong tương lai. Kinh nguyệt không đều có thể bị gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Những thay đổi nồng độ hormone progesterone và estrogen của cơ thể có thể phá vỡ các mô hình bình thường của chu kỳ kinh nguyệt. Đó là lý do tại sao con gái đang trong tuổi dậy thì và phụ nữ tiền mãn kinh thường có kinh nguyệt không đều. Các nguyên nhân khác gây ra kinh nguyệt không đều bao gồm:
- Có đặt vòng tránh thai (IUD);
- Thay đổi thuốc tránh thai hoặc sử dụng một số thuốc có ảnh hưởng;
- Tập thể dục quá mức;
- Bệnh buồng trứng đa nang (PCOS);
- Mang thai hoặc cho con bú sữa mẹ;
- Sẹo nặng (dính) của lớp niêm mạc của tử cung, một tình trạng gọi là hội chứng Asherman;
- Căng thẳng;
- Tuyến giáp hoạt động quá mức hoặc cường giáp;
- Có các u nhỏ hoặc bị dày lên của lớp niêm mạc tử cung;
- U xơ tử cung.
Chu kỳ kinh nguyệt không đều thường được điều trị như thế nào?
Thông thường, không cần điều trị gì khi chu kỳ kinh nguyệt không đều gây ra bởi giai đoạn dậy thì và mãn kinh, trừ khi kỳ kinh khiến bạn mất quá nhiều máu hoặc gây khó chịu. Và cũng là bình thường nếu bạn không có chu kỳ kinh trong thời gian mang thai.
Phương pháp điều trị cho kinh nguyệt không đều do nguyên nhân khác có thể bao gồm:
- Làm mất tác dụng bệnh hoặc điều trị bệnh lý sẵn có;
- Thay đổi phương pháp kiểm soát sinh đẻ;
- Thay đổi lối sống, bao gồm cả việc giảm cân;
- Liệu pháp hormone;
- Làm phẫu thuật.
Điều quan trọng là phải đi khám bác sĩ nếu bạn thường xuyên có quan hệ tình dục và bị nhỡ một chu kỳ kinh. Đây có thể là một dấu hiệu của việc mang thai. Bạn cũng nên gặp bác sĩ của bạn nếu bạn bắt đầu có kinh nguyệt kéo dài hơn 7 ngày, hay máu kinh nhiều, chu kỳ xảy ra thường xuyên hơn mỗi 21 ngày hoặc ít hơn mỗi 45 ngày, hoặc có kèm theo co thắt nặng hoặc đau bụng. Cũng cho bác sĩ biết nếu bạn bị chảy máu ở giữa những chu kỳ kinh.
Trong khi đó, nếu kinh nguyệt bạn không đều, hãy giữ một miếng lót hoặc băng vệ sinh dạng ống (tampon) trong ba lô của bạn, chỉ cần như vậy bạn sẽ thấy chúng hữu ích trong trường hợp chu kỳ của bạn đến không như mong đợi.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm:
Những lí do khiến bạn rối loạn kinh nguyệt
Kinh nguyệt không đều có cản trở thụ thai hay không?
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!