Lồng ruột ở trẻ – khó phát hiện sớm, nguy hiểm khôn lường

Kiến Thức Y Học - 11/24/2024

Lồng ruột là bệnh thường gặp ở trẻ em, tuy nhiên do tính chất bệnh thường xảy ra đột ngột chứ không diễn biến từ từ nên rất dễ phát hiện muộn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của trẻ.

Lồng ruột là bệnh thường gặp ở trẻ em, tuy nhiên do tính chất bệnh thường xảy ra đột ngột chứ không diễn biến từ từ nên rất dễ phát hiện muộn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của trẻ.

Lồng ruột là một rối loạn nghiêm trọng và là nguyên nhân phổ biến của việc tắc nghẽn đường ruột ở trẻ em. Trong đó một phần ruột non hoặc ruột kết bị trượt vào một phần khác chặn thức ăn hoặc chất lỏng đi qua. Do vậy, lồng ruột cũng cắt đứt nguồn cung cấp máu khiến phần ruột đó bị ảnh hưởng.

Bệnh lồng ruột ở trẻ em đến nay vẫn còn chưa xác định được nguyên nhân chính, tuy nhiên với sự quan tâm và xác định triệu chứng kịp thời thì vẫn có thể điều trị thành công mà không gây ảnh hưởng về sau.

Các triệu chứng cần lưu ý

Lồng ruột là căn bệnh xuất hiện đột ngột, do vậy khi trẻ có những triệu chứng sau bố mẹ cần để ý theo dõi đặc biệt và đưa đi bác sĩ khẩn cấp:

Bé bị đau liên tục, cơn đau nặng không ngừng.

Phát hiện khối u ở bụng, bụng trẻ bị sưng hoặc phình lên bất thường.

Bé bị ói mửa, có thể nôn ra chất lỏng màu nâu hoặc xanh là mật.

Bé bị tiêu chảy, sốt, mất nước và nhanh chóng rơi vào trạng thái hôn mê.

Dấu hiệu khởi đầu của chứng lồng ruột ở trẻ sơ sinh thường là đột ngột khóc to do đau bụng. Cơn đau lồng ruột thường kéo dài và có quãng ngắt từ 15 đến 20 phút đầu tiên và xảy ra thường xuyên hơn theo thời gian.

Chứng lồng ruột ở trẻ em diễn biến rất bất ngờ và nhanh, bệnh thường gặp ở những trẻ còn rất nhỏ, thường là từ 3 đến 12 tháng tuổi và xuất hiện nhiều nhất ở trẻ 9 tháng tuổi. Khi thấy bé đột ngột khóc thét lên thì bố mẹ nên chú ý xem xét các nguyên nhân khác nhau, tiếp theo bé sẽ xuất hiện triệu chứng nôn mửa và da tím dần. Trong trường hợp bé còn bú mẹ sẽ bỏ bú và có dấu hiệu buồn nôn, khoảng 5 – 6 giờ sau sẽ xuất hiện hiện tượng tiểu ra máu.

Chứng bệnh này đòi hỏi việc chăm sóc y tế khẩn cấp do mức độ nguy hiểm tăng cao theo thời gian phát bệnh, do vậy nếu trẻ sơ sinh hoặc bé nhà có dấu hiệu đau bụng tái phát liên tục cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để chẩn đoán.

Lồng ruột ở trẻ – khó phát hiện sớm, nguy hiểm khôn lường

Bệnh lồng ruột ở trẻ

Nguyên nhân lồng ruột ở trẻ

Đối với người lớn, các nguyên nhân chính thường do có khối u bên trong bụng tăng trưởng, hoặc sẹo dính ruột, do bị tiêu chảy mãn tính hoặc gặp vấn đề với việc vận chuyển thức ăn qua đường tiêu hóa. Tuy nhiên, việc lồng ruột ở trẻ chưa được xác định nguyên nhân chính xác.

Có nhiều giả thuyết được đưa ra trong quá trình nghiên cứu chứng lồng ruột ở trẻ em như do trẻ được tung hứng quá nhiều hay do trẻ có sẵn những bệnh trong ruột. Nhưng đáng chú ý nhất là các vấn đề nhiễm khuẩn đường hô hấp, tai mũi họng hoặc nhiễm khuẩn đường ruột lại có mối liên hệ mật thiết với chứng bệnh này.

Điều trị cho trẻ bị lồng ruột

Thông thường nếu bố mẹ đưa trẻ đến bệnh viện điều trị sớm trong tình trạng chưa bị nhiễm trùng đường tiêu hóa thì việc điều trị rất đơn giản, các bác sĩ sẽ tháo lồng ruột bằng áp lực hơi với máy soi X-quang tại chỗ. Bác sĩ sẽ bơm hơi vào ruột già với áp lực vừa phải cho tới khi khối ruột bị lồng được tháo ra hoàn toàn.

Tuy nhiên trong trường hợp đến bệnh viện chậm thì đoạn ruột bị lồng ngày càng chui sâu vào nhau khiến bị sưng nề và gây tắc nghẽn mạch máu nuôi ruột, từ đó khiến trẻ bị tắc ruột, ứ đọng lại chất dịch và gây nhiễm trùng, rối loạn nước và giảm điện giải trầm trọng, trong trường hợp nặng còn có thể bị nhiễm trùng huyết, thủng ruột hoặc hoại tử ruột. Khi hiện trạng trẻ có những triệu chứng trên thì bắt buộc phải phẫu thuật và cắt bỏ cả đoạn ruột nếu rơi vào trường hợp bị thủng ruột.

Bên cạnh đó, trẻ mắc bệnh lồng ruột sau khi được điều trị vẫn còn nguy cơ tái phát. Do vậy nếu thấy trẻ có triệu chứng của bệnh lồng ruột, bố mẹ nên đứa trẻ đi chẩn đoán càng sớm càng tốt.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!