Quai bị là căn bệnh thường xuất hiện nhiều vào mùa xuân, hè. Tuy đây là một bệnh nhẹ nhưng nếu không được chăm sóc sớm và điều trị kịp thời có thể gây những biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm màng não, đặc biệt là có thể dẫn đến vô sinh. Có cách nào để giảm đau quai bị? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Lily & WeCare.
Những triệu chứng của quai bị
Quai bị thực chất là bệnh truyền nhiễm do virut gây ra, bệnh này thường xảy ra vào mùa đông xuân khi tiết trời có mưa, lạnh và có độ ẩm cao. Bệnh này thường rất hay gặp ở trẻ em từ 5-10 tuổi, và lây nhanh chóng trong các môi trường như ở các lớp học. Ngoài ra, ở những vùng có dân trí thấp và vệ sinh kém cũng có thể mắc phải bệnh này. Bệnh quai bị lây qua đường hô hấp khi có sự tiếp xúc trực tiếp như nói chuyện, ho hay là hắt hơi, sau đó virut khuyếch tán trong không khí nên dễ bùng phát thành dịch.
Những triệu chứng của quai bị cũng xuất hiện nhanh và rầm rộ. Chỉ sau một đêm thức giấc, sáng ra bạn đã thấy má sưng ở quai hàm, có thể sưng ở một bên hoặc hai bên, chỗ sưng ngày càng to, cơ thể lúc đó rất nóng và cảm giác đau ở vết sưng, dùng tay sờ thấy rắn. Ngoài ra, bạn cũng có thể nhận biết qua một số dấu hiệu như môi bị khô, lưỡi đỏ, rêu lưỡi bị vàng, người lúc đó háo nhiệt và cảm giác khát nước nhiều. Bệnh quai bị thường kéo dài từ 7-15 ngày và có khi hơn. Đối với trường hợp nặng có khi còn bị sốt cao, mê sảng và bị viêm tuyến mang tai, thậm chí là viêm tinh hoàn, đầu bị đau dữ dội.
Hiện chưa có thuốc đặc trị quai bị. Bệnh này có thể gặp ở tất cả mọi người nhưng nhìn chung hay gặp nhất là ở trẻ em (trên 2 tuổi). Nguyên nhân gây ra quai bị là do virus gây nên và rất dễ lây qua bằng sự tiếp xúc trực tiếp với nước bọt của bệnh nhân. Thời gian ủ bệnh thường từ 17-28 ngày.
Cách giảm đau khi bị quai bị như thế nào?
- Khi thấy trẻ có những dấu hiệu của bệnh quai bị, bố mẹ nên đưa con đến khám bác sĩ càng sớm càng tốt để được chẩn đoán bệnh, tư vấn và điều trị kịp thời.
- Nên lau mình trẻ bằng nước ấm để giúp bé hạ nhiệt, lưu ý là không lau bằng nước lạnh. Bạn có thể cho bé dùng Paracetamol để hạ sốt và giảm đau.
- Nên cho bé uống nhiều nước mỗi ngày và súc miệng bằng nước muối sinh lý hay nước súc miệng có bán tại các hiệu thuốc nhằm chống khô miệng cho bé.
- Nếu trẻ khó nuốt thì cho trẻ ăn loãng hoặc ăn bằng ống hút.
- Cho bé nằm nghỉ ngơi trên giường và có kèm chai nước nóng bọc trong khăn để áp vào bên má đau.
- Thời gian này nhất định không nên cho bé nô đùa chạy nhảy vì rất dễ dẫn đến biến chứng ở tinh hoàn.
- Cần quan sát bé cẩn thận, nếu như thấy có những dấu hiệu của biến chứng thì nên đưa trẻ tới bệnh viện.
- Thời gian trẻ bị bệnh phải cho bé cách ly cho đến khi khỏi hẳn.
Nguyên nhân viêm màng não ở trẻ nhỏ
Viêm não Nhật Bản ở trẻ em có nguy hiểm không?
Đeo khẩu trang y tế có phòng chống được bệnh quai bị hay không?
Kinh nghiệm điều trị bệnh quai bị cho con chỉ 5 ngày không cần kiêng cữ
Quai bị có được gội đầu không?
2
Phòng tránh và điều trị bệnh quai bị như thế nào?
- Với những bệnh nhân đã mắc bệnh quai bị thì cần cách ly 2 tuần kể từ lúc phát hiện bệnh, ngoài ra nên làm vệ sinh răng miệng, trong thời gian này nên ăn những thực phẩm dễ tiêu hoá, đắp ấm vùng sưng để giúp giảm đau tại chỗ, dùng paracetamol để giảm đau toàn thân và hạ sốt.
- Với trường hợp bị viêm tinh hoàn: Bạn nên mặc quần lót nâng tinh hoàn để giảm đau, thời gian này nghỉ ngơi là chủ yếu, nên hạn chế vận động.
Như vậy, bài viết trên Lily & WeCaređã cung cấp cho bạn khá nhiều thông tin về bệnh quai bị. Đây là căn bệnh dễ mắc phải, bởi vậy nên Lily & WeCare khuyên bạn nên dắt túi những kiến thức trên để biết cách chăm sóc bản thân và gia đình khi bị bệnh, bên cạnh đó nên đi tiêm phòng để phòng tránh khả năng mắc bệnh.
Xem thêm:
- Kiêng gì khi mắc bệnh quai bị?
- Bệnh quai bị ủ bệnh bao nhiêu ngày?
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!