Mách bạn cách vệ sinh khi bị sùi mào gà

Kiến Thức Y Học - 05/06/2024

Bệnh sùi mào gà ngày càng phổ biến trong xã hội và xuất hiện ở cả nam giới và nữ giới. Khi bị sùi mào gà việc vệ sinh cá nhân rất quan trọng nếu bệnh nhân không muốn bệnh của mình nặng thêm. Vậy, vệ sinh khi bị sùi mào gà như thế nào cho đúng? Câu hỏi này sẽ được Lily & WeCare trả lời ngay sau bài viết dưới đây.

Bệnh sùi mào gà ngày càng phổ biến trong xã hội và xuất hiện ở cả nam giới và nữ giới. Khi bị sùi mào gà việc vệ sinh cá nhân rất quan trọng nếu bệnh nhân không muốn bệnh của mình nặng thêm. Vậy, vệ sinh khi bị sùi mào gà như thế nào cho đúng? Câu hỏi này sẽ được Lily & WeCare trả lời ngay sau bài viết dưới đây.

Sùi mào gà là bệnh gì?

Sùi mào gà là bệnh xã hội rất phổ biến hiện nay. Con đường lây nhiễm chủ yếu của sùi mào gà là qua quan hệ tình dục không an toàn, bệnh cũng có thể lây nhiễm thông qua tiếp xúc với mầm bệnh khi da, niêm mạc xây xước, sức đề kháng của cơ thể yếu. Các nghiên cứu cho thấy rằng, sùi mào gà ở nam giới nếu tiến triển trong một thời gian dài hoặc bệnh tái phát nhiều lần chính là yếu tố nguy cơ gây ung thư dương vật, ung thư hậu môn.

Mách bạn cách vệ sinh khi bị sùi mào gà

Cách vệ sinh khi bị sùi mào gà

  • Vệ sinh sạch sẽ vùng sùi mào gà hàng ngày bằng dung dịch vệ sinh theo chỉ định của bác sĩ hoặc bằng nước muối ấm loãng. Sau khi vệ sinh xong, bạn cần dùng khăn khô chấm sạch vùng tổn thương, tránh để vùng tổn thương bị ẩm ướt vì như vậy có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại xâm nhập gây viêm nhiễm, lở loét diện rộng sẽ rất khó để điều trị.

  • Chú ý vấn đề đi vệ sinh. Để tránh việc đi vệ sinh khiến phân và nước tiểu dính vào vùng tổn thương thì trước khi đi vệ sinh bạn có thể dùng gạc sạch băng kín vùng tổn thương lại. Khi đi vệ sinh xong bạn phải lau rửa sạch sẽ, tránh để phân hoặc nước tiểu dính vào vết thương gây viêm nhiễm. Còn với sùi mào gà ở miệng, ở mắt, môi, lưỡi ... Bạn cần hết sức chú ý vấn đề ăn uống để tránh làm tổn thương vùng sùi mào gà.

  • Trong khi vệ sinh chú ý nhẹ nhàng, tránh cào gãi, làm trầy xước tổn thương, dễ làm phát tán virus.

  • Mặc quần áo thoáng mát, rộng rãi, thấm hút tốt để đảm bảo vùng sùi mào gà ở quan sinh dục luôn khô khoáng, không bết dính.

  • Thường xuyên vệ sinh chăn, màn, quần áo, đảm bảo những vật dụng cá nhân này phải khô thoáng và sạch sẽ.

  • Không nên dùng giấy vệ sinh hoặc khăn ướt để lau vùng sùi mào gà, điều này có thể khiến vùng sùi mào gà bị kích ứng và dẫn đến viêm nhiễm nặng hơn.

Mách bạn cách vệ sinh khi bị sùi mào gà

Ngoài việc vệ sinh vùng sùi mào gà, bệnh nhân cần chú ý những gì?

  • Chế độ dinh dưỡng: Đảm bảo ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể. Tăng cường nhiều chất xơ trong các bữa ăn, bổ sung nhiều chất sắt, tăng cường nhiều vitamin A, C... ăn nhiều trái cây, uống sữa... Hạn chế những đồ ăn cay nóng, những đồ tanh như hải sản.

  • Kiêng quan hệ tình dục: Việc quan hệ tình dục không những khiến vùng tổn thương bị ảnh hưởng mà còn làm bệnh sùi mào gà của bạn nặng hơn rất nhiều lần.

  • Sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ: Khi điều trị sùi mào gà, bác sĩ có thể kê thuốc kháng sinh cho bạn về dùng. Bạn cần tuân thủ đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ về liều lượng và thời gian uống thuốc, không được tùy tiện dừng thuốc hoặc đổi sang thuốc khác.

  • Không nên dùng chung đồ sinh hoạt của mình với người khỏe mạnh xung quanh. Mọi đồ dùng cá nhân của người bệnh sùi nên được sắp xếp một chỗ riêng, không sử dụng chung các đồ dùng quần lót, khăn, chậu rửa,... để phòng tránh lây nhiễm cho những người khác.

  • Nên khuyên chồng (vợ ) mình cùng khám và điều trị luôn để tránh tái nhiễm sau này.Việc khám và điều trị đồng thời cho cả vợ và chồng luôn là giải pháp tốt nhất, không chỉ ngăn chặn sự xâm hại của HPV đối với những người thân của mình mà còn giúp ngăn ngừa tái phát bệnh sau khi bạn đã điều trị khỏi và có quan hệ tình dục trở lại.

  • Bạn nên khám kiểm tra xem mình có mắc kèm theo bệnh xã hội nào khác không. Nếu bạn đã được chẩn đoán xác định là nhiễm HPV, nhất là sùi mào gà hậu môn, sùi dương vật, sùi lỗ sáo, sùi ở âm hộ thì cần phải tiến hành khám toàn bộ xem có mắc phải các bệnh xã hội khác hay không. Cần khám gồm bệnh mụn rộp sinh dục, bệnh giang mai, bệnh lậu, các bệnh viêm đường sinh dục, AIDS. Việc khám cần thực hiện sớm và đồng thời với việc điều trị để không gây ảnh hưởng đến việc điều trị về sau.

Qua bài viết “Cách vệ sinh khi bị sùi mào gà” Lily & WeCare tin rằng các bạn đã biết cách tự chăm sóc cho bản thân khi bị sùi mào gà và những lưu ý nếu không may mắc phải bệnh.

Xem thêm:

  • Những người mắc bệnh sùi mào gà không nên ăn gì?
  • Mụn cóc có phải sùi mào gà không?

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!