Viêm mũi dị ứng được biết đến là một bệnh dị ứng thường gặp, đặc biệt là ở những người có cơ địa dị ứng như viêm da dị ứng, mề đay mạn tính hay exsema,.. Theo thống kê cho thấy có từ 10-30% người lớn và khoảng 40% trẻ em từng mắc căn bệnh này. Vậy nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm mũi dị ứng là gì? Có cách nào chữa bệnh này không?
Bệnh viêm mũi dị ứng là bệnh gì?
Viêm mũi dị ứng có hai loại chính là có chu kỳ và không có chu kỳ. Loại bệnh có chu kỳ thường xảy ra vào thời gian những ngày đầu mùa, khi thời tiết thay đổi, lúc này bệnh có các triệu chứng dữ dội. Loại bệnh không có chu kỳ sẽ không theo mùa, bệnh cũng không phụ thuộc vào thời tiết, mặc dù những biểu hiện bệnh thường không dữ dội nhưng sẽ tăng nặng dần và kéo dài hơn.
Viêm mũi dị ứng thường xảy ra do phản ứng của cơ thể khi gặp vật lạ (hay còn được gọi là dị nguyên). Những vật thể lạ thường gồm: bụi, phấn hoa, sợi bông, khói thuốc, lông động vật như chó, mèo và gia cầm, các loại ký sinh trùng như bọ chét, mò, mạt,.., hải sản có vỏ như tôm, cua hay ốc...cùng một số dược phẩm như aspirin hay kháng sinh. Ngoài ra còn do thay đổi thời tiết như nóng hoặc lạnh đột ngột.
Khi những dị nguyên này tiếp xúc với cơ thể, đặc biệt là với vùng mũi họng thì niêm mạc họng sẽ bị kích thích và sau đó gây ra các phản ứng tức thì như bị ngứa hoặc bị hắt hơi. Qua thời gian sẽ hình thành nên bệnh viêm mũi dị ứng. Bệnh này còn phụ thuộc vào tình trạng sức khoẻ của người bệnh. Ví dụ như có thể cùng một dị nguyên nhưng khi cơ thể bị suy nhược hay chức năng gan yếu... thì sẽ dễ bị bệnh viêm mũi dị ứng hơn những người khác.
Những triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng
Hắt hơi
Hắt hơi là triệu chứng điển hình nhất của bệnh viêm mũi dị ứng. Thường thì người bệnh sẽ gặp phải những cơn hắt hơi mang tính đột ngột, có triệu chứng hắt hơi liên tục, thậm chí bị kéo dài nhiều lần và thường xuyên tái phát khi gặp những dị nguyên khác tác động. Riêng với những người bị viêm mũi dị ứng có nguyên nhân chính do thay đổi thời tiết thì sẽ hắt hơi nhiều hơn khi gặp thời tiết lạnh, khi thời tiết thay đổi hoặc vào buổi sáng lúc mới rời giường. Khi bị hắt hơi nhiều còn kéo theo cảm giác bị đau tức ngực hay đau đầu do các cơ phải co thắt nhiều.
Ngứa mũi
Ngứa mũi là dấu hiệu sớm của bệnh viêm mũi dị ứng, đặc biệt với trẻ em. Có nhiều trường hợp, bệnh nhân bị bệnh sẽ cảm thấy ngứa cả mũi, mắt, họng và thậm chí ở vùng da cổ hay da ống tai ngoài.
Chảy nước mũi, ngạt mũi
Chảy nước mũi thường hay xảy ra trước hoặc sau khi hắt hơi. Khi mới bị bệnh viêm mũi dị ứng, bệnh nhân thường chảy dịch trong suốt và không có mùi. Tuy nhiên, qua thời gian dài thì tình trạng bội nhiễm sẽ khiến nước mũi chuyển sang màu đục hơn. Chảy nước mũi nhiều cùng với sự phù nề của niêm mạc sau đó sẽ dẫn đến tình trạng ngạt mũi ở người bệnh. Thậm chí có thể bị ngạt từng bên hoặc cả 2 bên khiến người bệnh bị khó thở và phải thở bằng miệng.
Đau
Ngoài những triệu chứng trên thì bệnh nhân viêm mũi dị ứng còn có thể gặp một số cơn đau đầu, bị đau tức ngực, mệt mỏi, cơ thể uể oải, từ đó làm giảm khả năng lao động chân tay và trí não.
Những cách chữa viêm mũi dị ứng hiệu quả
Chữa bệnh viêm mũi dị ứng bằng Tây y
Hiện nay thì trong Tây y không có thuốc đặc trị viêm mũi dị ứng. Tuy nhiên, các bác sĩ có thể tư vấn và cho bạn dùng một số loại kháng sinh dạng nhỏ, dạng xịt hoặc uống để giảm nhanh các triệu chứng, từ đó giúp ổn định tình trạng bệnh. Các nhóm thuốc thường được sử dụng hiện nay gồm có:
- Nhóm kháng histamin H1 (histamine thực chất là một chất trung gian quan trọng trong phản ứng dị ứng)
- Nhóm thuốc gây co mạch (ephedrine, naphazolin, xylomethazolin, pseudoepherein, phenylephrin, phenylpropanolamine...)
- Nhóm corticoid (thường được bào chế thành dạng thuốc hít).
Những loại thuốc này có tác dụng giúp giảm nhanh các triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi hay ngạt mũi... Tuy nhiên bạn lưu ý, thuốc này thường chỉ tập trung vào việc có thể làm giảm triệu chứng mà ít quan tâm đến căn nguyên gây ra bệnh. Cho nên thuốc không thể trị bệnh một cách triệt để và lâu dài cho người bệnh được. Thậm chí nếu dùng kéo dài còn có thể gây nhờn thuốc và bạn bị phụ thuộc vào thuốc.
Ngoài ra thì những loại thuốc Tây y còn có các tác dụng phụ nguy hiểm như gây buồn ngủ, gây ngộ độc, hoại tử niêm mạc mũi, run chân tay...
Tự chữa viêm xoang tại nhà bằng phương pháp đơn giản
Chữa vô sinh bằng Đông Y cho vợ chồng hiếm muộn
Điều trị vô sinh nữ bằng Đông y hiệu quả không ngờ
Kinh nghiệm điều trị ung thư buồng trứng tại phòng khám Thọ Xuân Đường
Các bài thuốc đông y điều trị ung thư tuyến tụy
Chữa bệnh viêm mũi dị ứng bằng Đông y
Khác với Tây y, Đông y luôn đưa ra các giải pháp và hướng điều trị căn nguyên nguồn gốc gây ra bệnh. Các bài thuốc trong Đông y trị viêm mũi dị ứng vừa có tác dụng khu phong, tán hàn, thanh nhiệt, giải độc và chống dị ứng... vừa giúp bồi bổ khí huyết, giúp điều chỉnh công năng của ngũ tạng, dưỡng chính khí, có tác dụng bổ gan, thận và phế, từ đó tiến tới cân bằng âm dương và nâng cao sức khỏe tổng thể để giúp người bệnh mau khỏi, ít tái phát, các chứng bệnh khác cũng khó lòng thừa cơ xâm nhập vào cơ thể.
Như vậy, bài viết trên Lily & WeCare đã cung cấp rất nhiều những thông tin về bệnh viêm mũi dị ứng. Thời tiết đang vào mùa lạnh, các bạn nên dắt túi những kinh nghiệm này để có thể giúp cho sức khỏe được tốt hơn.
Xem thêm:
- Chữa viêm mũi dị ứng quanh năm như thế nào?
- Thuốc trị viêm mũi dị ứng mạn tính
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!