Để hồi phục hoàn toàn sau khi sinh con, các bà mẹ mới sinh cần nghỉ ngơi - điều mà các mẹ sẽ khó thực hiện được nếu phải thức dậy vài giờ một lần để vỗ về trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, có thể có một điều an ủi cho các mẹ đó là việc trẻ hay tỉnh giấc giữa đêm có thể là một dấu hiệu cho thấy em bé đó thông minh hơn các em bé khác - một chuyên gia nói.
Có lẽ khi nghe điều này, một số bố mẹ có thể rất ngạc nhiên nhưng chỉ cần đọc thêm một chút là các bố mẹ có thể hiểu nguyên nhân vì sao. Theo Peter Fleming, giáo sư về sức khỏe trẻ em và tâm lý học phát triển tại Đại học Bristol (Anh) cho biết 'Có mối liên hệ giữa mức độ phát triển và thành tựu trí tuệ cao với việc trẻ không ngủ suốt đêm'.
Ông chia sẻ với tờ Buzzfeed: 'Trẻ sơ sinh không được sinh ra để ngủ trong thời gian dài. Điều đó không tốt cho chúng và hoàn toàn không có bằng chứng nào cho thấy có bất kỳ lợi ích nào cho bất cứ ai khi ngủ lâu và liên tục'.
'Đây có lẽ không phải là điều mà hầu hết các bậc cha mẹ muốn nghe'- ông thừa nhận.
Ảnh minh họa
Giáo sư Peter tiếp tục giải thích chu kỳ giấc ngủ của trẻ sơ sinh:'Thông thường, trẻ sơ sinh thích ngủ vào ban ngày và từ 6 giờ đến nửa đêm là thời gian chúng muốn thức dậy nhiều nhất'.
Trên thực tế, về mặt sinh học đó là một lợi thế lớn bởi vì chúng sẽ có sự chú ý nhiều hơn từ người chăm sóc vào thời điểm đó trong ngày so với bất kỳ ai khác, bởi vì ít phiền nhiễu hơn. Từ quan điểm sinh học, những gì em bé làm là hoàn toàn bình thường và hợp lý'.
Viện Hàn lâm Y học Giấc ngủ Hoa Kỳ (AASM) cho biết có một lượng giấc ngủ được khuyến cao (bao gồm cả ngủ trưa) cho trẻ em theo độ tuổi/giai đoạn, như sau:
Trẻ sơ sinh (4 tháng đến 12 tháng) - 12 đến 16 giờ (trên 24 giờ/ ngày)
Trẻ em (1 đến 2 tuổi) - 11 đến 14 giờ (trên 24 giờ/ ngày)
Trẻ em (3 đến 5 tuổi) - 10 đến 13 giờ (trên 24 giờ/ ngày)
Trẻ em (6 đến 12 tuổi) - 9 đến 12 giờ (trên 24 giờ/ ngày)
Ảnh minh họa
AASM khẳng định rằng ngủ đầy đủ có lợi cho trẻ về mặt cảm xúc, thể chất và giúp cải thiện khả năng tập trung, trí nhớ và kỹ năng học tập.
Giáo sư Fleming nói thêm rằng các em bé luôn cần ở gần cha mẹ mọi lúc, ngay cả trong khi ngủ.'Nếu chúng ta quay trở lại lịch sử tiến hóa của loài người, những đứa trẻ dành toàn bộ thời gian tiếp xúc gần gũi và liên tục với mẹ của chúng. Chúng ngủ khi cần ngủ và thức khi cần thức dậy, nhưng chúng liên tục ở bên mẹ và điều đó tạo điều kiện dễ dàng cho việc bú mớm'.
Giáo sư cũng nói sâu hơn về việc nhiều người cho rằng ngủ chung có nguy cơ làm chứng đột tử ở trẻ sơ sinh cao hơn với những em bé ngủ trong phòng riêng. Quan điểm này là hoàn toàn sai lầm và vô nghĩa.
Nghiên cứu của giáo sư Fleming về Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS) vào những năm 1980 đã được công nhận là giảm đáng kể số trẻ sơ sinh bị đột tử ở Anh chỉ bằng cách dạy cha mẹ đặt trẻ nằm ngửa khi ngủ.
Trong Khuyến nghị cập nhật năm 2016 về môi trường ngủ an toàn cho trẻ sơ sinh, Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) khẳng định rằng: 'Trẻ sơ sinh nên ngủ trong phòng của cha mẹ và gần giường của cha mẹ. Trẻ nên ngủ trên một bề mặt riêng biệt dành cho trẻ sơ sinh, lý tưởng nhất là trong cả năm đầu tiên hoặc ít nhất là trong sáu tháng đầu'.
AAP cũng khuyến nghị cha mẹ nên lấy các vật mềm và khăn trải giường ra khỏi khu vực ngủ của em bé để đảm bảo giấc ngủ an toàn cho bé.
Nguồn: Smartparenting
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!