Mổ u tuyến giáp là một trong những biện pháp chính để điều trị u tuyến giáp hiện nay. Có nhiều bệnh nhân khá lo lắng không biết mổ u tuyến giáp có nguy hiểm không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Lily & WeCare.
Có nên tiến hành mổ u tuyến giáp không?
Thực tế để có thể quyết định có mổ u tuyến giáp hay không thì bác sĩ cần dựa trên nhiều yếu tố như vị trí, kích thước hay tính chất của khối u cũng như thể trạng sức khỏe của bệnh nhân,... Quan trọng nhất là cần xác định chính xác đó là u lành tính hay ác tính.
Trường hợp đối với khối u tuyến giáp lành tính thì bệnh nhân thường được chỉ định điều trị như sau:
- Nếu khối u tuyến giáp có kích thước nhỏ ( đường kính từ 1-2 cm) thì bệnh nhân có thể chưa cần điều trị gì mà chỉ cần khám, tiến hành theo dõi định kỳ, làm chọc xét nghiệm tế bào định kỳ hàng năm mà thôi. Nếu khối u tăng kích thước nhanh hoặc có xuất hiện tế bào ung thư thì các bác sĩ thường sẽ chỉ định làm phẫu thuật.
- Nếu như khối u tuyến giáp có kích thước trung bình (đường kính 2-3 cm), với trường hợp này thì bệnh nhân sẽ được chỉ định điều trị bằng hormone tuyến giáp L-T4 trong vòng ít nhất khoảng 6 tháng, sau đó sẽ làm kiểm tra và đánh giá lại. Nếu như khối u có kích thước nhỏ hơn so với trước ( u lành tính) thì sẽ tiếp tục điều trị và theo dõi cũng như tái khám. Còn nếu như khối u to lên hoặc không có dấu hiệu cho thấy nhỏ đi thì rất có thể bạn sẽ phải phẫu thuật.
- Trường hợp với những khối u có kích thước lớn (trên 4 cm) và gây sưng vùng cổ , gây chèn ép, khó nuốt và khó thở thì bệnh nhân sẽ được các bác sĩ chuyên khoa chỉ định phẫu thuật mổ u tuyến giáp.
Còn đối với các trường hợp u tuyến giáp ác tính thì phương pháp phẫu thuật được các bác sĩ chỉ định áp dụng phổ biến hơn.
Hiện nay trong các loại ung thư tuyến giáp thì ung thư tuyến giáp thể nhú chiếm tỷ lệ cao nhất, từ 70 – 80%. Những khối u thể này thường tiến triển chậm và sau đó di căn hạch cổ, tuy nhiên thì K tuyến giáp dạng này vẫn có tiên lượng khá tốt. Phương pháp phẫu thuật cắt thùy tuyến giáp thường là lựa chọn đầu tiên của các bác sĩ chuyên khoa để điều trị K tuyến giáp biệt hóa ( đối với thể nhú hoặc nang) khi khối u vẫn đang còn nhỏ và khi khối u không có dấu hiệu lây lan ra bên ngoài tuyến giáp.
Việc tiên lượng sau mổ ung thư tuyến giáp khá tốt, nhất là đối với các bệnh nhân dưới 45 tuổi và có khối u hiện nay vẫn đang có kích thước nhỏ.
Mổ u tuyến giáp có nguy hiểm không?
Thực tế thì khi mổ u tuyến giáp có thể xảy ra một số biến chứng và rủi ro cho bệnh nhân. Cho nên bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ và cân nhắc trước khi đưa ra quyết định có mổ hay không:
- Sau khi mổ bạn có thể bị khàn tiếng tạm thời hoặc vĩnh viễn, nghiêm trọng hơn có thể gây mất tiếng nói do bị dây thần kinh thanh quản đã bị chấn thương.
- Cơ thể sẽ bị tụt canxi do tuyến cận giáp bị tổn thương, cơ thể bị rối loạn chức năng kiểm soát nồng độ canxi trong máu, do đó dẫn đến nồng độ canxi xuống thấp và gây co thắt cơ bắp, bệnh nhân sau khi mổ có biểu hiện tê tay và ngứa.
- Vết mổ bị nhiễm trùng, bị chảy máu nhiều, sau đó gây hình thành cục máu đông.
Bởi vậy mà bệnh nhân không nên lạm dụng phẫu thuật tuyến giáp, bạn chỉ nên phẫu thuật trong trường hợp thực sự cần thiết mà thôi.
Mổ u tuyến giáp ở đâu tốt?
Bệnh viện K
Bệnh viện K là bệnh viện chuyên khoa hàng đầu về ung bướu. Bệnh viện K được thành lập trên cơ sở Viện Radium Đông Dương (Từ năm 1923) và hiện là bệnh viện có bề dày truyền thống và kinh nghiệm nhất cả nước về ung bướu.
Hiện nay, bệnh viện K có tất cả 3 cơ sở tại Hà Nội, trong đó cơ sở 3 (K3) được coi là bệnh viện về ung bướu tốt nhất cả nước.
Bệnh viện K Tam Hiệp, hay còn gọi là K2, được thành lập năm 2000, gồm các khoa: Chăm sóc triệu chứng và điều trị đau, khoa Ung bướu trẻ em, khoa Ngoại, Dược - Xét nghiệm, Nội, Xạ... với 100 giường bệnh. Mục đích thành lập là giảm tải cho cở sở 1 (Quán Sứ), tạo cơ hội cho người dân được điều trị nhanh chóng hơn.
Bệnh viện K - Cơ sở 3 xây dựng theo chủ trương của Chinh phủ trong chương trình tổng thể đầu tư, cải tạo, nâng cấp các Bệnh viện chuyên khoa trong cả nước. Mục tiêu dự án xây dựng một Bệnh viện K mới với quy mô 1000 giường bệnh, hiện đại, đồng bộ về cơ sở vật chất và trang thiết bị về Y tế, đạt tiêu chuẩn là một Bệnh viện chuyên khoa về Ung thư hạng I, ngang tầm khu vực, đáp ứng được các nhu cầu cấp bách về khám và điều trị Ung bướu của Nhân dân.
Địa chỉ:
Cơ sở 1: 43 Quán Sứ - P. Hàng Bông – Q. Hoàn Kiếm
Cơ sở 2: Tam Hiệp – Q. Thanh Trì – Hà Nội
Cơ sở 3: Tân Triều – Cầu Bươu – Hà Nội
Điện thoại: 024 3825 2143
Giờ làm việc: Thứ Hai - Thứ Sáu: 08:00 - 17:00
Bệnh viện Ung bướu Hà Nội
Bệnh viện Ung bướu Hà Nội là Bệnh viện chuyên khoa hạng II của thành phố Hà Nội, trong những năm qua được sự chỉ đạo của thành phố, Sở Y tế, với sự chủ động của Đảng uỷ, ban giám đốc và toàn thể cán bộ nhân viên toàn Bệnh viện đã đoàn kết, khắc phục mọi khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ của bệnh viện chuyên khoa đầu ngành Ung bướu. Bệnh viện Ung bướu Hà Nội là bệnh viện chuyên khoa Ung thư hạng I của thành phố Hà Nội. Bệnh viện tiếp nhận điều trị bệnh nhân Ung thư trên địa bàn thành phố Hà Nội và các tỉnh lân cận từ miền Trung trở ra.
Để đáp ứng nhu cầu điều trị của bệnh nhân, năm 2000, bệnh viện Ung bướu Hà Nội đã được thành lập, trực thuộc Sở Y tế Hà Nội. Với chức năng là bệnh viện chuyên khoa đầu ngành Ung bướu của Hà Nội, bệnh viện đã được Bộ Y tế cho phép tiếp nhận khám và điều trị bệnh cho bệnh nhân Ung bướu, kể cả bệnh nhân có thẻ bảo hiểm Y tế như một bệnh viện tuyến cuối trong lĩnh vực điều trị Ung thư, nhằm góp phần giảm tải cho tuyến trên. Bệnh viện đã không ngừng được đầu tư mua sắm và nâng cấp trang thiết bị hiện đại thông qua các nguồn vốn ngân sách Nhà nước cũng như xã hội hóa Y tế.
Địa chỉ: 42A Thanh Nhàn, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại: 024 3821 1297
Giờ làm việc: Thứ Hai - Thứ Sáu: 07:30 - 17:00
Bệnh viện Ung Bướu thành phố Hồ Chí Minh
Vào năm 1964, bệnh viện Nguyễn Văn Học (nay là bệnh viện Nhân dân Gia Định) thành lập khoa điều trị Ung thư. Hai năm sau, khoa này tách ra hoạt động độc lập thành viện Ung thư Quốc gia đặt tại số 3 đường Nơ Trang Long, quận Bình Thạnh (cũng là trụ sở của bệnh viện Ung bướu hiện nay), với nhiệm vụ phát hiện, chẩn đoán và điều trị ung thư bằng máy xạ trị Césium 137.Sau ngày đất nước thống nhất, viện Ung thư Quốc gia đổi tên là viện Ung thư trực thuộc bộ Y tế và Thương binh xã hội. Sang năm 1976 được bàn giao cho sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh với tên mới “bệnh viện Ung bướu” do bác sĩ Lương Tấn Trường (nguyên là phó giám đốc bệnh viện K - Hà Nội) làm giám đốc.
Kể từ đó, Bệnh viện Ung bướu đã từng bước cải tạo và phát triển thành một bệnh viện chuyên khoa với 335 giường nội trú. Phòng khám Đa khoa được hình thành bao gồm nhiều đơn vị chuyên môn như Phụ khoa, Tai mũi họng, Tổng quát, đồng thời tổ chức thêm khoa Ngoại với hai phòng mổ trung, đại phẫu. Năm 1980 khoa Xạ ngoại trú được trang bị thêm máy Cobalt 60 (Chisobalt) của Tiệp Khắc. Nhân sự cũng được tăng lên tổng cộng 262 người trong biên chế, bước đầu hình thành một đội ngũ cán bộ chuyên khoa về ung thư của thành phố Hồ Chí Minh.
Địa chỉ: 3 Nơ Trang Long, phường 7, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028 3841 2637
Giờ làm việc: Thứ Hai - Chủ Nhật: 07:30 - 16:30
Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Năm 1994, Phòng khám Đa khoa Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh ra đời và năm 2000 Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh được thành lập theo Quyết định số 3639/2000 QĐ-BYT. Đến nay, Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh là một bệnh viện công lập đa khoa hạng I hoạt động theo mô hình tiên tiến kết hợp Trường – Viện, gồm 3 cơ sở, 11 phòng chức năng, 27 Khoa Lâm sàng và Cận Lâm sàng, 8 phân khoa và các đơn vị nghiên cứu chuyên khoa sâu. Bệnh viện hiện có 1000 giường bệnh, 66 phòng khám ngoại trú với đầy đủ các chuyên khoa sâu và 17 phòng mổ được trang bị hiện đại: nhiều máy phẫu thuật nội soi, kính hiển vi phẫu thuật dùng mổ u tủy, nối mạch máu thần kinh, phẫu thuật tạo hình, được trang bị các phương tiện chẩn đoán trong khi mổ như máy X quang di động, siêu âm trong mổ, các phương tiện cầm máu hiện đại như dao cắt đốt siêu âm, dao cắt đốt laser, bệnh viện đầu tư dao cắt đốt Cusa để mổ cắt gan và tương lai phục vụ cho mổ ghép gan.
Bệnh viện có đội ngũ chuyên môn Bệnh viện là những Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ đầu ngành, những người không chỉ giỏi về lý thuyết y khoa mà còn giàu kinh nghiệm trong thực hành điều trị cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại, Bệnh viện luôn tiếp cận nhanh và ứng dụng các thành tựu y học tiên tiến trên thế giới trong việc khám và điều trị bệnh. Bệnh viện có đầy đủ các chuyên khoa sâu: Tim mạch, Thần kinh, Nội tiết, Tiêu hóa, Gan mật, Thận niệu, Xương khớp, Mạch máu – Lồng ngực, Hô hấp, Phụ sản, Mắt, Tai mũi họng, Da liễu, Hậu môn – Trực tràng.
Từ khi thành lập đến nay, Bệnh viện đã khám và điều trị bệnh cho trên 16 triệu lượt bệnh nhân. Việc khám và điều trị bệnh bệnh nhân đạt kết quả ngày càng cao, thời gian điều trị ngắn, từ đó tạo được sự tín nhiệm của bệnh nhân trong nước cũng như của nước bạn Campuchia. Bệnh viện đã và đang áp dụng những kỹ thuật mới, những phương pháp mới trong chẩn đoán và điều trị nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả trong công tác khám và điều trị bệnh, sánh ngang tầm các nước trong khu vực và trên thế giới.
Địa chỉ: 215 Hồng Bàng, phường 11, Quận 5, Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028 3855 4269
Giờ làm việc: Thứ Hai - Thứ Sáu: 06:30 - 16:30; Thứ Bảy: 06:30 - 12:00
10 căn bệnh ngoài da nguy hiểm tuyệt đối không được xem nhẹ
Bệnh chàm khô có nguy hiểm không?
Viêm xoang sàng có nguy hiểm không?
Tìm hiểu về hội chứng đột tử khi ngủ ở trẻ sơ sinh (SIDS)
1
Gan nhiễm mỡ độ 1 là gì và cách điều trị như thế nào?
Như vậy, mổ u tuyến giáp có thể dẫn đến những tình trạng nguy hiểm và rủi ro đối với bệnh nhân. Lily & WeCare khuyên bạn nên xin sự tư vấn kĩ càng từ bác sĩ và cân nhắc thật kỹ cùng với người thân để đưa ra quyết định hợp lý nhất. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh.
Xem thêm:
- Mổ ung thư tuyến giáp ở đâu tốt nhất?
- Chế độ dinh dưỡng thích hợp sau khi phẫu thuật ung thư tuyến giáp
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!