Môi tự nhiên sưng lên là bệnh gì? Nếu bạn đang bị sưng môi mà không biết lý do vì sao? Sưng môi có nguy hiểm không? đừng lo lắng! Hãy cùng Lily & WeCare tìm hiểu những thông tin về hiện tượng môi tự nhiên bị sưng qua bài viết sau đây.
Nguyên nhân dẫn tới sưng môi
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới môi bạn bị sưng lên:
- Phản ứng dị ứng
- Viêm
- Nhiễm trùng
- Ung thư hay phản ứng thuốc
- Chấn thương
Biểu hiện của môi sưng
- Đau
- Sưng
- Đỏ
- Nóng môi
Tùy thuộc vào nguyên nhân, sưng môi có thể kết hợp với các triệu chứng khác như: sốt, hạch to, rách ra môi, chảy máu.
Chẩn đoán bệnh khi môi tự nhiên sưng
Môi tự nhiên sưng cần phải kiểm tra tránh mắc bệnh ngoài ý muốn. Nhiều người chủ quan cho rằng, môi sưng là do cơ địa, hoặc côn trùng đốt...nhưng có nhiều trường hợp môi sưng bất thường là do bệnh.
Các bác sĩ khuyên bạn, nên tiến hành xét nghiệm máu, chụp X- Quang hoặc chụp cắt lớp vi tính ( CT Scan), sinh thiết da để chắc chắn mình có bị bệnh không.
Điều trị sưng môi như thế nào?
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây sưng môi, bác sĩ sẽ giúp bạn điều trị dứt điểm môi sưng.
Đối với trường hợp nhẹ không cần điều trị. Đối với trường hợp chấn thương, bạn cần băng vết thương.
Đối với những lựa chọn điều trị khác bao gồm: thuốc chống viêm không Steriod/NSAIDs, các thuốc kháng viêm khác, thuốc giảm đau như Acetaminophen, Tyleno hoặc thuốc kháng sinh.
Đối với các phản ứng dị ứng nghiêm trọng, bạn có thể dùng Steriod
Nếu nguyên nhân dẫn tới sưng môi tự nhiên là ung thư, bạn cần phải phẫu thuật.
Cách chữa môi sưng phồng hiệu quả
Khi môi tự nhiên bị sưng, bạn có thể áp dụng những cách sau đây:
1. Kiểm tra miệng xem có chấn thương khác không
Việc kiểm tra lưỡi và bên trong má, nếu phát hiện có tổn thương thì bạn nên tới gặp bác sĩ để khám và điều trị.
2. Rửa tay và mặt với xà phòng và nước
Trước khi điều trị, bạn nên đảm bảo vệ sinh thật kĩ ở vùng môi bị sưng. Dùng xà phòng và nước ấm vỗ nhẹ lên phần môi bị sưng phồng, tránh chà mạnh để không bị đau và gây tổn thương phần khác.
3. Chườm đá
Khi môi bạn sưng lên, hãy chườm đá ngay. Bạn có thể giảm sưng bằng cách:
- Dùng đá sạch, gói vào khăn sạch
- Ấn nhẹ túi chườm lạnh lên vùng sưng trong vòng 10 phút. Sau đó nghỉ 1 lúc rồi tiếp tục như vậy cho tới khi môi không còn đau nữa.
- Lưu ý: không đặt đá lạnh trực tiếp lên môi, nó làm bạn mất cảm giác.
Những loại trà thảo mộc hữu ích cho bà bầu
Màu sắc nước mũi của trẻ - bí mật không phải mẹ nào cũng biết
Mang thai bị đau cột sống phải làm sao?
Coi chừng rước họa khi tự tập gym và yoga tại nhà khi mắc lỗi sơ đẳng
Môi bị sưng phồng sau khi ngủ dậy là do đâu?
4. Bôi thuốc chống vi sinh và băng lại nếu bị rách da.
Nếu vết thương chảy máu, hãy chườm đá lạnh và giữ trong vòng 10 phút.
Sau khi vết thương ngưng chảy máu, nhẹ nhàng bôi kem chống vi sinh lên vết thương.
Băng vết thương lại
Lưu ý: Nếu cảm thấy chỗ vết thương bị ngứa hoặc nổi mẩn đỏ, ngưng bôi kem ngay.
5. Ngẩng cao đầu và nghỉ ngơi
Đây là một cách giúp bạn cảm thấy thoải mái khi bị sưng môi
6. Uống thuốc giảm đau, kháng viêm
Môi sưng lên, bạn cần phải dùng thuốc giảm đau có thành phần ibuprofen, acetaminophen, naproxen
Lưu ý : uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, đúng liều lượng. Khi cảm thấy còn đau, hãy tới gặp bác sĩ.
7. Đến gặp bác sĩ
Đến gặp bác sĩ khi môi sưng phồng kèm theo sốt, vết thương bị đỏ hoặc ẩm ướt
8. Một số cách chữa sưng phồng môi từ tự nhiên
- Dùng lô hội bôi lên vùng sưng
- Dùng hỗn hợp bột nghệ bôi lên môi sưng
- Bôi hỗn hợp muối nở
- Bôi nước muối
- Sử dụng dầu tràm trà
- Chườm dung dịch trà đen đặt lên phần môi sưng
Môi tự nhiên sưng có nhiều nguyên nhân : chấn thương, côn trùng đốt, nhiễm khuẩn...Tùy vào nguyên nhân sưng môi, bác sĩ sẽ giúp bạn chữa sưng môi hiệu quả. Với những chia sẻ trên, Lily & WeCare chúc bạn bảo vệ được đôi môi của mình khỏi sưng tấy.
Xem thêm:
- Cách điều trị môi nứt nẻ vào mùa hè
- Bí quyết trị môi khô nứt nẻ quanh năm
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!