Một số bệnh thường gặp ở cơ quan bài tiết nước tiểu

Kiến Thức Y Học - 05/04/2024

Phổ biến như viêm đường tiết niệu, sỏi thận, suy thận, lao thận... Vậy nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh là gì? Làm sao để hạn chế mắc các loại bệnh liên quan đến cơ quan này? Cùng tham khảo những thông tin được Lily & WeCare chia sẻ cụ thể dưới đây và giải đáp tất cả các thắc mắc trên.

Phổ biến như viêm đường tiết niệu, sỏi thận, suy thận, lao thận... Vậy nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh là gì? Làm sao để hạn chế mắc các loại bệnh liên quan đến cơ quan này? Cùng tham khảo những thông tin được Lily & WeCare chia sẻ cụ thể dưới đây và giải đáp tất cả các thắc mắc trên.

Một số bệnh thường gặp ở cơ quan bài tiết nước tiểu

Bệnh viêm đường tiết niệu

Là bệnh lý thường gặp ở cả nam và nữ do các loại vi khuẩn gây ra khi cơ thể bị nhiễm khuẩn. Dấu hiệu giúp nhận biết loại bệnh lý này là cảm giác đau buốt hoặc đau nhói khi đi tiểu, khó đi tiểu, đau phần bụng dưới, ngứa rát cơ quan sinh dục, nước tiểu đổi màu hoặc nặng hơn là bệnh nhân sốt cao, nóng rét, buồn nôn. Bệnh lý này rất nguy hiểm, không chỉ gây đau và ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt của bệnh nhân mà còn ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh sản về sau.

Bệnh sỏi thận

Cùng với viêm đường tiết niệu thì sỏi thận là một trong hai căn bệnh phổ biến và dễ gặp nhất tại cơ quan bài tiết nước tiểu. Sỏi thận là quá trình hình thành các tinh thế rắn dạng viên to hoặc nhỏ do cặn lắng từ nước tiểu khác nhau và tồn tại trong bể thận. Sỏi thận ảnh hưởng lớn đến đường tiết niệu và toàn bộ phần bàng quang tùy mức độ nặng nhẹ khác nhau.

Dấu hiệu giúp nhận biết bệnh lý này là đau phần hông và toàn phần háng, tiểu ra máu. Đau quặn bụng bất chợt, đi tiểu nhiều nhưng ra ít, nóng rét. Buồn nôn, ra nhiều mồ hôi.

Một số bệnh thường gặp ở cơ quan bài tiết nước tiểu

Bệnh suy thận

Suy thận được hiểu đơn giản là tình trạng suy giảm chức năng hoạt động của thận, suy thận gồm có suy thận cấp tính và suy thận mãn tính. Suy thận là một loại bệnh lý cực kỳ nguy hiểm biến chứng từ các loại bệnh lý tại vùng thận như viêm cầu thận cấp, sao huyết, bệnh tiểu đường hoặc tiểu đêm nhiều lần.

Các triệu chứng phổ biến của bệnh suy thận gồm đau mệt và nhức mỏi, ngứa ngáy phần thân dưới, nước tiểu giảm, đổi màu hoặc nặng hơn và ra máu và mủ. Ngoài ra khi bị nặng bệnh nhân cũng thường tiểu đêm, ăn uống kém, sưng tay chân, chuột rút.

Bệnh viêm thận

Viêm thận (viêm cầu thận) là bệnh do nhiễm khuẩn tiết niệu nặng gây ra, tùy mức độ mà có thể thuộc dạng viêm thận cấp tính hoặc viêm thận mãn tính. Viêm thận có thể đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe con người khi dễ dẫn đến nguy cơ mất khả năng lọc của thận, mất protein, hỏng thận...

Những dấu hiệu đặc trưng giúp nhận biết loại bệnh lý này gồm tiểu máu hoặc tiểu ra bọt (thừa protein), huyết áp tăng, phù tay chân, cơ thể mệt mỏi suy nhược, đi tiểu thường xuyên nhưng ít.

Ngoài 4 căn bệnh phổ biến trên đây, bệnh nhân còn có thể gặp phải một số bệnh lý khác như lao thận, rối loạn chức năng thận, thận nhiễm mỡ, đái tháo đường, nhiễm đường huyết, nang thận, ống thận hoặc viêm ống thận cấp.

Nguyên nhân khiến bạn mắc các bệnh lý ở cơ quan bài tiết nước tiểu

Sau đây,Lily & WeCare sẽ đưa ra một số nguyên nhân cơ bản, phổ biến nhất khiến cơ thể dễ mắc phải các bệnh lý ở cơ quan bài tiết nước tiểu để bạn biết và phòng tránh gồm:

- Chế độ ăn uống thiếu lành mạnh với các loại thực phẩm gây hại cho thận, ăn quá mặn, quá cay, quá chua, uống nhiều rượu bia, chất cồn đều không tốt cho thận.

- Không giữ vệ sinh bộ sinh dục sạch sẽ

- Không uống đủ lương nước cơ thể cần

- Thường xuyên nhịn tiểu

- Ít vận động dẫn đến hồ môi không bài tiết nhiều và tạo áp lực bài tiết cho thận

Một số bệnh thường gặp ở cơ quan bài tiết nước tiểu

Làm sao để phòng tránh việc mắc các bệnh lý ở cơ quan bài tiết nước tiểu?

Ngay từ bây giờ, bạn hãy xây dựng thói quen ăn uống và sinh hoạt khoa học, hợp lý để tránh mắc phải các loại bệnh lý ở cơ quan bài tiết nước tiểu cũng như bảo vệ sức khỏe bản thân. Cụ thể:

- Uống đủ hai lít nước lọc một ngày hoặc nhiều hơn – yếu tố quan trọng nhất để bảo vệ thận hoạt động khỏe mạnh.

- Hạn chế ăn quá mặn, quá cay hoặc quá chua

- Tuyệt đối không nhịn tiểu quá lâu hoặc hạn chế hết sức

- Luôn vệ sinh cơ quan sinh dục sạch sẽ

- Thăm khám tổng quát định kỳ để sớm phát hiện dấu hiệu thận suy yếu hoặc các loại bệnh lý liên quan đến thận và phòng tránh.

Hy vọng thông qua mối đe dọa từ những bệnh thường gặp ở cơ quan bài tiết nước tiểu mà bạn có thể yêu quý thận và bảo vệ thận của mình. Sống khoa học hợp lý chính là điều tiên quyết đầu tiên cho sức khỏe đảm bảo và ít gặp phải các loại bệnh lý.

Xem thêm:

  • Nước tiểu có bọt, cảnh báo những bệnh nguy hiểm bạn phải biết
  • Bị sỏi thận 7mm có nguy hiểm không?

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!