Nêu sự khác nhau của miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo

Kiến Thức Y Học - 11/24/2024

Hệ miễn dịch là hệ thống bảo vệ tự nhiên của con người, cơ quan phòng thủ cuối cùng của mỗi người nhằm chống lại sự xâm nhập của bệnh tật. Nếu không có hệ miễn dịch, con người dễ dàng bị các loại virus, vi khuẩn và ô nhiễm môi trường tấn công. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn đọc biết được Sự khác nhau của miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo.

Hệ miễn dịch là hệ thống bảo vệ tự nhiên của con người, cơ quan phòng thủ cuối cùng của mỗi người nhằm chống lại sự xâm nhập của bệnh tật. Nếu không có hệ miễn dịch, con người dễ dàng bị các loại virus, vi khuẩn và ô nhiễm môi trường tấn công. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn đọc biết được Sự khác nhau của miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo.

Sự khác nhau của miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo

Trong khoa học, miễn dịch được chia thành 2 loại trọng tâm là miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo. Vậy, Sự khác nhau của miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo là gì?

Miễn dịch tự nhiên

Có hai loại

- Các loại bệnh của gia súc, gia cầm như lở mồm long móng, toi gà,... không thể xâm nhập được vào cơ thể người là miễn dịch bẩm sinh

- Người nào đã từng một lần bị bệnh nhiễm khuẩn nào đó thì sau này sẽ không bị mắc bệnh đó nữa (sởi, thủy đậu, quai bị,...) đây là miễn dịch tập nhiễm

Miễn dịch nhân tạo

Có hai loại

- Người nào đã từng được tiêm phòng (viêm gan B, viêm gan A, Ung thư cổ tử cung, thủy đậu, viêm phổi, viêm phế quản, thương hàn,...) tỉ lệ nhiễm các bệnh này sẽ thấp hoặc không có, đây là miễn dịch chủ động

- Khi con người bị bệnh (cảm cúm, sốt, ho, tiêu chảy, sốt xuất huyết,..) thường đến các bệnh viện hay cơ sở y tế để được chữa trị, uống các loại thuốc để tăng hệ miễn dịch chống lại vi rút là miễn dịch bị động (miễn dịch khi đã mắc bệnh)

Nêu sự khác nhau của miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo

Những điều cơ bản về miễn dịch

Trong cộng đồng sinh vật, đấu tranh sinh tồn là một trong các quy luật tự nhiên, cho nên mọi sinh vật đều có ít nhiều khả năng tự bảo vệ để chống lại sự xâm nhập của bất kỳ vật lạ nào nhằm bảo vệ tính toàn vẹn của chúng. Cùng với sự tiến hóa của sinh vật, các biện pháp tự bảo vệ ngày càng phong phú và hoàn thiện hơn, trong đó đáp ứng miễn dịch là một biện pháp quan trọng và phức tạp nhất.

Miễn dịch có thể được xem là trạng thái đặc biệt của một cơ thể không mắc phải tác động có hại của các yếu tố gây bệnh như: vi sinh vật, các chất độc do chúng tiết ra hoặc các chất lạ khác, trong khi đó các cơ thể cùng loài hoặc khác loài bị tác động trong điều kiện sống và lây bệnh tương tự.

Một cách dễ hiểu có thể nói, miễn dịch là khả năng tự vệ của cơ thể, là khả năng nhận ra và loại trừ các vật lạ ra khỏi cơ thể. Miễn dịch có thể có được là do cơ năng bảo vệ cơ thể bao gồm miễn dịch tự nhiên (miễn dịch không đặc hiệu) và miễn dịch thu được (miễn dịch đặc hiệu) chúng liên quan rất chặt chẽ với nhau. Trong cả 2 loại đó đều có miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào.

- Miễn dịch dịch thể: là các kháng thể dịch thể đặc hiệu và không đặc hiệu. Đặc hiệu gồm các lớp Immunoglobulin (Ig), không đặc hiệu gồm các chất bổ thể, interferon, lysozyme...

- Miễn dịch tế bào: là kháng thể dịch thể được gắn lên trên tế bào và tham gia vào phản ứng miễn dịch, miễn dịch tế bào là các yếu tố đặc hiệu như là các lympho bào (lymphocyte), các yếu tố không đặc hiệu gồm các tế bào da, niêm mạc, võng mạc, tiểu thực bào và đại thực bào...

Khả năng miễn dịch của cơ thể còn rất liên quan tới các yếu tố như cơ năng hoạt động của cơ thể, đặc tính của mầm bệnh, điều kiện ngoại cảnh... Vì vậy tính miễn dịch cũng biểu hiện ở những mức độ khác nhau.

Những điều bạn chưa biết về hệ miễn dịch

Thiếu ngủ có thể gây ảnh hưởng xấu đến hệ miễn dịch

Các nhà nghiên cứu đã khẳng định rằng việc thiếu ngủ gây ức chế khả năng kháng bệnh của hệ miễn dịch, thậm chí chỉ một đêm thiếu ngủ cũng có thể làm suy giảm hệ thống miễn dịch do số lượng các tế bào giết tự nhiên sẽ giảm.

Ánh sáng mặt trời và hệ miễn dịch

Vitamin D hay còn gọi là Vitamin mặt trời đóng vai trò kiểm soát và điều phối gần 1000 gen, có mặt ở khắp các mô và tế bào trong cơ thể. Vitamin D giúp hệ miễn dịch kích hoạt nhiệm vụ tìm và tiêu diệt các vi khuẩn và virus xâm nhập vào cơ thể, giúp chúng hoạt động hiệu quả.

Nêu sự khác nhau của miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo

Bạch cầu chỉ chiếm một phần nhỏ trong máu

Trên thực tế, bạch cầu chỉ chiếm 1% trong 5 lít máu của cơ thể người. Tuy nhiên, dù chỉ có 1% bạch cầu nhưng cơ thể bạn vẫn được bảo vệ tốt bởi lẽ trong mỗi đơn vị máu sẽ có từ 5000 đến 10000 tế bào bạch cầu.

Vi khuẩn đường ruột là chìa khóa để có một hệ miễn dịch khỏe mạnh

Bạn có biết rằng chỉ khoảng 10% số tế bào trong cơ thể thực sự thuộc về bạn? Chúng ta chỉ có 10% con người còn 90% là “chất thải”. 90% ‘chất thải’ này là những nhóm vi khuẩn sống trong ruột. Chúng không chỉ quan trọng với sức khỏe tổng thể của con người mà còn cần thiết để con người tồn tại. Nghiên cứu chỉ ra rằng vi khuẩn đường ruột của chúng ta giúp hệ thống miễn dịch và cơ thể khỏe mạnh theo nhiều cách khác nhau.

Người không có hệ miễn dịch

Căn bệnh này là có thật, người mắc bệnh này thì trong cơ thể không hề có sự tồn tại của hệ miễn dịch. Phương pháp cấy ghép tủy phù hợp của anh chị em ruột là cách chữa trị duy nhất cho căn bệnh này. Tuy nhiên, gần đây các nhà khoa học cũng đã chứng minh rằng liệu pháp gen cũng có tính khả thi cao.

Hệ miễn dịch cũng gây bệnh

Triệu chứng bệnh đôi khi xảy ra do hệ miễn dịch của bạn chiến đấu lại với các vi sinh vật.

Hệ miễn dịch được xem là hệ thống bảo vệ tự nhiên của con người trước tác nhân xâm nhập như vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, nấm... và sửa chữa các tế bào hư hỏng, phòng tránh ung thư... Qua bài viết này, bạn đã biết được Sự khác nhau của miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo rồi đấy.

Xem thêm:

  • Khái niệm về miễn dịch? Miễn dịch không đặc hiệu là gì?
  • Liệu pháp chữa ung thư máu bằng tế bào miễn dịch

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!