Ngủ ngáy là điều chẳng ai muốn gặp phải vì nó khiến những người xung quanh cảm thấy phiền phức, khó chịu, không thoải mái và bạn có thể bị coi như là “kẻ phá đám" giấc ngủ. Mặc dù ngáy khi ngủ thường không gây ảnh hưởng gì xấu tới sức khỏe của bạn nhưng bạn cũng cần đề phòng một số trường hợp. Nhiều người thắc mắc “Ngủ ngáy có lây không?” vì sợ sẽ bị lây bệnh ngủ ngáy từ người chung giường. Hãy cùng Lily & WeCare đi tìm hiểu về căn bệnh này qua bài viết sau đây.
Nguyên nhân và tác hại của tật ngủ ngáy
Ngáy khi ngủ là hiện tượng xảy ra khá phổ biến ở đại đa số mọi người, và hầu như trong cuộc đời của mỗi người sẽ đều gặp hiện tượng ngáy ngủ. Hiện tượng này thường vô hại đối với sức khỏe, nhưng trong một số trường hợp, bệnh ngáy ngủ có liên quan đến bệnh tiểu đường, bệnh tim và bệnh cao huyết áp khá nguy hiểm.
Thông thường, những mô mỡ khi vượt quá kích thước được cho phép, lớn lên và dày cộm ở trong cổ họng sẽ gây ra hiện tượng làm thay đổi cấu trúc họng và khoang miệng, thu hẹp họng và gây cản trở sự lưu thông của không khí khi đi vào cơ thể. Đây được coi là nguyên nhân gây ra hiện tượng ngáy ngủ.
Hơn nữa, ngủ ngáy thường gặp khá nhiều ở những người đang có xu hướng tăng trọng lượng cơ thể hoặc đang bị béo phì, thừa cân. Càng có cân nặng cao, hoặc béo phì nặng thì ngáy lại càng to. Đồng thời, đi liền với việc cơ thể thừa cân, béo phì thì những người hay sử dụng rượu hoặc thuốc an thần trước khi ngủ đều có thể gặp tình trạng ngáy.
Ngoài ra, một số người mắc triệu chứng rối loạn giấc ngủ (ngưng thở khi ngủ) cũng sẽ gặp phải tình trạng ngáy ngủ. Đặc biệt là đối với phụ nữ đang mang thai, việc mang thai sẽ làm thay đổi cấu trúc cơ thể cũng như tâm sinh lý của bà bầu khá nhiều, vì vậy mà các ông chồng sẽ thấy các mẹ bầu bắt đầu biết ngáy ngủ. Một số trường hợp phụ nữ mang thai mà ngủ ngáy quá to thì cần phải được kiểm tra huyết áp.
Những trẻ phát hiện bị viêm amidan, mắc chứng vòm họng mở rộng, có chỉ số thông minh thấp, có những biểu hiện hành vi khác thường... cũng là nguyên nhân gây ra tật ngáy ngủ ở trẻ. Tuy nhiên, nếu trẻ ngáy từ 2 - 3 lần/tuần thì gia đình nên đưa trẻ đến bác sĩ để thăm khám.
Ngủ ngáy có lây không?
Về vấn đề “Ngủ ngáy có lây không?” thì tất cả mọi người cần hiểu rằng đây là hiện tượng sinh lý bình thường của con người. Nguyên nhân gây ra hiện tượng ngủ ngáy có rất nhiều và điển hình chỉ đơn giản là do nằm ngủ không đúng tư thế, nằm ngủ kê gối quá cao hoặc lượng oxi trong không khí không đủ cho việc trao đổi không khí trong – ngoài cơ thể khi thở.
Những nguyên nhân mang tính vật lý này đều có thể được khắc phục khi bạn được thay đổi tư thế ngủ hoặc ngủ ở không gian sạch sẽ, thoáng đoãng. Chính vì vậy, ngủ ngáy không hề lây và không thể lây từ người này sang người khác bằng bất kỳ con đường nào.
Cách khắc phục hiện tượng ngáy khi ngủ
Tránh uống rượu trước khi đi ngủ
Trước khi bạn đi ngủ từ 2 – 3 tiếng, việc uống các loại đồ uống có cồn sẽ chỉ làm cho giấc ngủ của bạn bị đứt đoạn mà thôi. Bạn nên tránh xa toàn bộ các loại đồ uống có chứa cồn và điển hình là rượu, bia. Rượu sẽ tạo ra các kích thích mang tính tiêu cực lên hệ thần kinh và các cơ ở cổ họng, từ đó gây nên chứng ngủ ngáy.
Ngưng sử dụng thuốc an thần và thuốc ngủ
Không uống thuốc an thần và thuốc ngủ vì sẽ gây hiện tượng các mô trong cổ họng, miệng bị dãn nở, khiến bạn ngáy ngủ. Ngoài ra, khi sử dụng thuốc an thần quá nhiều, lâu dần sẽ gây ra hiện tượng bị ảo tưởng, mất trí nhớ, rất có hại cho sức khỏe.
Không ăn khuya trước khi ngủ
Rất nhiều người có thói quen ăn khuya trước khi ngủ, tuy nhiên, đây là thói quen xấu nên bỏ vì khi thức ăn vào cơ thể có thể kích thích sản xuất nước bọt và chất nhầy gây nên hiện tượng ngáy ngủ, vì thế để đảm bảo sức khỏe bạn nên ăn đúng giờ, đúng bữa.
Đi ngủ theo giờ giấc đều đặn
Thông thường, những người bị mắc chứng rối loạn giấc ngủ, ngủ không ngon hoặc không có thời gian ngủ cố định, đều đặn thì rất dễ gặp tình trạng ngáy ngủ. Vì vậy, bạn hãy tập luyện tạo thành một thói quen đi ngủ đủ giờ, đúng giờ để cơ thể không phải lâm vào tình trạng mệt mỏi. Ngoài ra, bạn có thể nằm gối cao hơn bình thường để giúp cho luồng không khí trong cổ họng được lưu thông dễ dàng.
Ngủ ở tư thế nằm nghiêng
Đây là phương pháp trị chứng ngủ ngáy khá hiệu quả. Lý do là khi bạn nằm ngửa, hàm dưới thường có khuynh hướng trễ xuống dưới làm bạn dần dần bị hở miệng và từ đó dẫn đến ngáy ngủ. Vì vậy, bạn chỉ cần nằm nghiêng khi ngủ thì nguyên nhân vật lý này sẽ được giải quyết hiệu quả.
Thực phẩm giúp ngủ ngon
Sử dụng những thực phẩm giúp bạn ngủ ngon như: hạt kê, hạt sen, hạt hướng dương... rất giàu protein, các vitamin cần thiết cho cơ thể.
Tăng độ ẩm cho phòng ngủ
Tăng độ ẩm cho phòng ngủ để cho cổ họng đỡ bị khô và cải thiện hiện tượng ngủ ngáy. Đồng thời, bạn không nên ăn những loại thực phẩm được chế biến từ bơ và sữa trước khi đi ngủ.
Giảm cân
Như đã nói ở trên, nếu bạn thuộc tuýp người béo phì và có cân nặng cơ thể quá dư thừa, việc bạn cần làm đầu tiên là tập giảm cân để vừa đảm bảo sức khỏe cho cơ thể, vừa làm thuyên giảm hiện tượng ngủ ngáy.
Qua những thông tin trên, bạn đã biết được tình trạng ngủ ngáy có nguyên nhân là gì và những phương pháp khắc phục hiện trạng ngủ ngáy hiệu quả. Về vấn đề ngủ ngáy có lây không thì bạn hoàn toàn yên tâm là ngủ ngáy không lây lan qua bất cứ hình thức nào.
Chúc bạn luôn khỏe mạnh!
Ngọc Quỳnh
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!