Viêm da tiết bã là căn bệnh mãn tính khó có thể chữa trị tận gốc, vì vậy những phương pháp giúp đẩy lùi bệnh một cách tự nhiên luôn được chuyên gia khuyến khích áp dụng. Đặc biệt đối với người bị viêm da tiết bã kiêng ăn gì là một trong những thông tin cần thiết mà người bệnh nên biết để có thể chữa viêm da tiết bã một cách hiệu quả nhất.
1. Nguyên nhân của bệnh viêm da tiết bã
Nguồn gốc của bệnh viêm da tiết bã là do vi nấm Pityrosporum ovale gây nên. Những vi nấm này phát triển ở những vùng da dầu chính vì thế những người da dầu, nhờn hay bị mắc bệnh này.
Vì thế những người da dầu có khả năng mắc bệnh viêm da tiết bã rất cao. Trẻ em hay bị bệnh viêm da tiết bã trên đầu và cả mặt, xuất hiện những vẩy trắng trên mặt hoặc vẩy vàng trên da đầu mà dân gian thường gọi là “cứt trâu”.
Bệnh viêm da tiết bã tuy không ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và tính mạng nhưng bệnh làm mất tính thẩm mĩ của da, khiến người bệnh mất tự tin trong giao tiếp. Bệnh nhân phải vệ sinh da hàng ngày kết hợp với những chú ý nhỏ trong ăn uống, cần phải biết bệnh viêm da tiết bã nên ăn gì và không nên ăn gì, điều này sẽ giúp bệnh được cải thiện đáng kể.
2. Biểu hiện của bệnh viêm da tiết bã
Bệnh viêm da tiết bã thường xuất hiện ở những nơi có tuyến nhờn phát triển như mặt, đầu, lưng, ngực mà một số trường hợp ở những nếp gấp cổ, cánh tay
Những vùng da bị viêm da tiết bã thường có những biểu hiện sau đây:
- Da bị lớp vảy màu trắng hoặc ngả vàng có thể gây ngứa
- Viêm da tiết bã khi bị ở đầu sẽ xuất hiện những vảy trắng giống như gàu và gây rụng tóc. Chân tóc bóng nhờn và ngứa nhẹ.
- Những phần da trên cơ thể có màu đỏ hồng, ngứa và nhờn
- Khi trời nắng nóng da càng tiết nhiều dầu càng thấy biểu hiện ngứa tăng lên
- Viêm da tiết bã trên mặt thường bị ở 2 má, chân mày và vùng quang cánh mũi.
Bệnh viêm da tiết bã nhờn gây mất thẩm mỹ và khiến người bệnh ngứa ngáy khó chịu. Bệnh cần được hỗ trợ chữa trị kịp thời để tránh lây lan và trở thành bệnh mãn tính.
3. Bệnh viêm da tiết bã không nên ăn gì?
Ngoài những thực phẩm cần bổ sung hàng ngày cho da, các bác sĩ cũng khuyên bệnh nhân bị mắc bệnh viêm da tiết bã nói riêng và các bệnh về da nói chung như tổ đỉa, á sừng, vảy nến,... nên hạn chế sử dụng các loại thực phẩm sau:
- Không nên ăn quá nhiều đồ cay, nóng, những đồ chiên xào và những món ăn vặt vỉa hè. Các món ăn cay nóng có chứa nhiều ớt, tiêu sẽ làm tăng tình trạng viêm nhiễm, khiến cho bệnh viêm da cơ địa lâu khỏi hơn.
- Không nên ăn quá nhiều đồ ngọt
- Không nên ăn quá nhiều chất béo
- Tránh xa các chất kích thích như rượu, bia, cafe, tuyệt đối không nên dùng vì chúng có thể kích thích tuyến mồ hôi dầu hoạt động gây bệnh, đồng thời những chất này làm mất sức đề kháng của làn da một cách tự nhiên.
- Nên hạn chế ăn các loại hạt có chứa nhiều dầu béo như: vừng, đậu phộng, hạt mắc ca, óc chó...vì chúng có thể làm tăng tiết bã nhờn, khiến tình trạng viêm da tiết bã trầm trọng hơn.
Bệnh thấp khớp cần kiêng gì và nên ăn gì?
Những sai lầm ăn uống khiến những giờ tập gym “trôi xuống sông xuống biển”
Tìm hiểu về viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh
Viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh có phải cứt trâu không?
Bị thủy đậu có được ăn trứng không?
Nếu bệnh nhẹ, bệnh nhân viêm da tiết bã chỉ cần bôi thuốc tại nhà và chú ý nên ăn gì và không nên ăn gì khi mắc bệnh. Kiên trì một thời gian các triệu chứng của bệnh viêm da tiết bã sẽ giảm hoặc có thể hoàn toàn biến mất.
Nhưng nếu tình trạng bệnh quá nặng, gây ngứa, rát và khó chịu cho người bệnh. Đã dùng một số thuốc bôi ngoài mà vẫn chưa có hiệu quả. Lúc này bệnh nhân nên đến các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và hỗ trợ điều trị bệnh một cách hiệu quả nhất.
Hy vọng những thông tin về viêm da tiết bã kiêng ăn gì, Lily & WeCare đã giúp bạn lựa chọn được chế độ ăn uống phù hợp không chỉ tốt cho bệnh viêm da tiết bã mà còn tốt cho sức khỏe.
Xem thêm:
- Viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh có phải cứt trâu không?
- Tìm hiểu về viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!