Người mắc viêm gan B có dễ bị thiếu máu không?

Xét Nghiệm - 05/21/2024

Viêm gan B là một bệnh tấn công lá gan do siêu vi viêm gan B (HBV) gây ra. Thiếu máu là một trong những biểu hiện của bệnh viêm gan B. Vậy mắc bệnh này có dễ bị thiếu máu không? Cách ngăn ngừa như thế nào? Cùng tham khảo qua bài viết dưới đây.

Viêm gan B là một bệnh tấn công lá gan do siêu vi viêm gan B (HBV) gây ra. Thiếu máu là một trong những biểu hiện của bệnh viêm gan B. Vậy mắc bệnh này có dễ bị thiếu máu không? Cách ngăn ngừa như thế nào? Cùng tham khảo qua bài viết dưới đây.

Người mắc viêm gan B có dễ bị thiếu máu không?

Triệu chứng của viêm gan B

  • Cơ thể thấy mệt mỏi, chán ăn
  • Người mắc viêm gan B mạn tính có thể xuất hiện hiện tượng sốt kéo dài, đặc biệt vào buổi chiều
  • Mất ngủ dẫn tới tình trạng mệt mỏi cả về tinh thần và thể chất
  • Rối loạn tiêu hóa
  • Nước tiểu sẫm màu và vàng da
  • Mẩn ngứa, phát ban và xuất huyết dưới da
  • Đau bụng, đau xương khớp

Mắc viêm gan B có dễ bị thiếu máu? Có nguy hại gì không?

Người bị nhiễm siêu vi viêm gan B sẽ dễ bị thiếu máu bởi đây chính là một trong những triệu chứng của viêm gan B mãn tính. Đặc biệt thường xảy ra ở những người xơ gan, mức độ thiếu máu ở người bệnh hầu như là trung bình, hiếm khi ở mức độ nặng.

Cũng có một số người bệnh không có triệu chứng thiếu hụt máu nhưng sẽ xuất hiện những hiện tượng thay đổi hình dạng hồng cầu.

Việc bị thiếu máu có liên quan vô cùng mật thiết tới việc tổn hại chức năng gan,viêm gan Btiểu tam dương. Tuy nhiên mức độ nghiêm trọng ngược lại không có quan hệ với nhau. Khi mắc xơ gan do áp lực tĩnh mạch cửa cao có thể xảy ra hiện tượng co thắt tĩnh mạch thực quản mà dẫn tới việc thiếu hụt máu, người có chức năng gan bị tổn thương một cách nghiêm trọng sẽ làm thiếu nhân tử đông máu và có thể dẫn tới xuất huyết gây mất máu.

Người mắc viêm gan B có dễ bị thiếu máu không?

Thiếu acid folic có thể sẽ xảy ra ở những người mắc bệnh viêm gan B nghiện rượu lâu dài và dinh dưỡng kém, dẫn tới thiếu hút máu. Cơ gan gây nên đối kháng chức năng gan, lá lách có thể gây thiếu hụt máu, giảm tiểu cầu và bạch cầu.

Hình dạng hồng cầu củaviêm gan B tiểu tam dương thường thấy chính là tế bào mục tiêu. Nguyên nhân do niêm mạc tế bào hồng cầu có chứa lượng lớn cholesterol khiến niêm mạc tế bào cứng, dễ bị phá hủy trong gan mà hình thành thiếu máu tan huyết.

Cách ngăn ngừa thiếu máu nặng ở người mắc viêm gan B

Theo những chuyên gia cho biết, nếu muốn ngăn ngừa thiếu máu thì phương pháp hiệu quả nhất đó là điều trị bệnh viêm gan B, cải thiện chức năng của gan. Người sau khi bị ngộ độc rượu mãn tính, người cai rượu nếu như xuất hiện thiếu hụt máu và thiếu hụt máu do thiếu sắt có thể uống thuốc sắt để bổ sung.

Những người mắc viêm gan B dễ mắc thiếu máu, cần kịp thời điều trị bởi đây là phương pháp hiệu quả duy nhất nhằm ngăn ngừa thiếu hụt máu ở người bệnh. Khi áp dụng biện pháp chữa bệnh thì bệnh nhân nên tiến hành chữa trị theo đúng hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không lạm dụng thuốc để tránh gây ra các nguy hiểm cho sức khỏe cũng như diễn biến viêm gan B.

Cách ngăn ngừa viêm gan B

Để ngừa viêm gan B cần tiêm vắc xin cho trẻ sơ sinh khi ra đời, tất cả các trẻ em và thanh thiếu niên đều nên tiêm chủng ngừa. Ngoài ra cũng có khuyến cáo những người lớn có nguy cơ mắc bệnh viêm gan B do công việc hay tiếp xúc với bạn tình hoặc người nhà mắc bệnh đều nên đi chủng ngừa.

Nhờ việc chủng ngừa mà tỉ lệ mắc bệnh viêm gan B mãn tính ở Hoa Kỳ đã giảm tới 78% trong 15 năm qua. Tuy nhiên căn bệnh này vẫn chiếm tỉ lệ cao nhất trong số những người lớn không đi chủng ngừa, số người này chiếm 95% trong số khoảng 51,000 trường hợp mới mắc bệnh trong năm 2005. Do đó việc người lớn chủng ngừa là rất quan trọng.

Người mắc viêm gan B có dễ bị thiếu máu không?

Ngoài việc tiêm phòng Vắc xin thì chúng ta có thể ngừa viêm gan B bằng cách:

  • Sinh hoạt tình dục an toàn, tránh trao đổi các chất dịch trong cơ thể khi sinh hoạt tình dục đường miệng, âm đạo hay hậu môn.

  • Không dùng chung bàn chải đánh răng, dao cạo râu hoặc bông tai, dụng cụ khác có thể đã tiếp xúc với máu hay chất dịch cơ thể.

  • Băng ngay những vết thương hoặc vết bầm tím để tránh tiếp xúc với máu.

  • Không bao giờ chạm vào máu hay chất dịch của bất kì người nào mà không dùng dụng cụ bảo vệ giữa bạn và những chất có thể đã nhiễm HBV.

  • Đảm bảo rằng trẻ em sinh ra đã có mẹ mắc bệnh đều được chủng ngừa ngay và được điều trị với globulin miễn dịch viêm gan B (HBIG). Đây là chất có kháng thể củaviêm gan B để giúp ngừa bệnh.

Người mắc viêm gan B dễ bị thiếu máu, do đó cần ăn uống điều độ, thực hiện theo các phác đồ điều trị của bác sĩ. Đồng thời nên phòng tránh bệnh bằng cách có chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý, tiêm chủng ngừa, thăm khám sức khỏe định kì để tầm soát bệnh tốt hơn.

Xét nghiệm theo dõi điều trị viêm gan B tại Xander

Nếu nghi ngờ mình đã nhiễm virus viêm gan, việc làm các xét nghiệm để chẩn đoán viêm gan là rất cần thiết, có thể bạn thực hiện theo định kì 6 tháng/lần hoặc khi cơ thể thấy xuất hiện các dấu hiệu điển hình như rối loạn tiêu hóa, rối loạn nội tiết tố, đau gan, da đổi màu,... thì phải xét nghiệm kiểm tra viêm gan ngay.

Hiện Xander có cung cấp Theo dõi điều trị viêm gan B tại nhà giúp chẩn đoán nguy cơ nhiễm các loại virus viêm gan.

Lợi ích khi đến với Xét nghiệm tại nhà Xander

  • Mẫu xét nghiệm được lấy tại nhà khách hàng, không mất công chờ xếp hàng, lấy kết quả như khi làm xét nghiệm ở các bệnh viện công.
  • 100% mẫu xét nghiệm được thực hiện bằng phòng lab hiện đại của Bệnh viện Đại học Y Hà NộiBệnh viện Nhiệt đới Trung ương.
  • Lấy mẫu đúng giờ, biện luận ngay sau 24h có kết quả mềm.
  • Kết quả đảm bảo tính chính xác, có dấu đỏ của bệnh viện, đúng thông tin khách hàng.

Người mắc viêm gan B có dễ bị thiếu máu không?

Cách tính tổng giá xét nghiệm

  • Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm + Phí km tăng thêm
  • Phí xử lý : 30.000đ
  • Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ 300 Đê La Thành nhỏ tới địa chỉ lấy mẫu

* Giá gói xét nghiệm theo dõi điều trị virus viêm gan B được cập nhật ở cuối bài viết

* Với khách hàng muốn xử lí mẫu tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, vui lòng liên hệ với hotline: (024) 73049779 / 0984.999.501 để được tư vấn cụ thể.

Địa chỉ:300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Hà Nội

Giờ làm việc:Thứ Hai - Thứ Sáu: 06:00 - 15:30, Thứ Bảy: 06:00 - 10:00

Xem thêm:

  • Danh sách các thực phẩm giàu sắt hơn cả thịt đỏ: Ăn thoải mái không lo ung thư
  • Các triệu chứng và cách điều trị bệnh thiếu máu sắt

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!