Người nhà mắc xơ gan phải chăm sóc như thế nào?

Xét Nghiệm - 03/29/2024

Những tổn thương do mắc bệnh xơ gan là không thể phục hồi, việc điều trị tập trung vào loại bỏ nguyên nhân gây bệnh và cứu lấy phần gan còn khỏe, kết hợp với chế độ ăn uống cân bằng dinh dưỡng và sinh hoạt nghỉ ngơi hợp lý sẽ giúp bệnh ổn định. Khi có người nhà mắc bệnh xơ gan, bạn cần nắm rõ cách chăm sóc để bảo đảm sức khỏe tốt nhất cho người bệnh. Hãy tham khảo qua bài viết dưới đây.

Những tổn thương do mắc bệnh xơ gan là không thể phục hồi, việc điều trị tập trung vào loại bỏ nguyên nhân gây bệnh và cứu lấy phần gan còn khỏe, kết hợp với chế độ ăn uống cân bằng dinh dưỡng và sinh hoạt nghỉ ngơi hợp lý sẽ giúp bệnh ổn định. Khi có người nhà mắc bệnh xơ gan, bạn cần nắm rõ cách chăm sóc để bảo đảm sức khỏe tốt nhất cho người bệnh. Hãy tham khảo qua bài viết dưới đây.

Người nhà mắc xơ gan phải chăm sóc như thế nào?

Xơ ganlà giai đoạn cuối cùng của các quá trình bệnh lý mạn tính ở gan, với nhiều biến chứng trầm trọng, xơ gan có thể đe dọa mạng sống. Tuy không thể hồi phục các tổn thương xơ hóa nhưng việc phát hiện để điều trị sớm, tránh những lao động nặng nhọc và tuân theo một chế độ ăn uống hợp lý có thể giúp bệnh nhân cải thiện các triệu chứng và phòng ngừa biến chứng.

1. Giảm mệt mỏi

Khi gan bị xơ, chức năng chuyển hóa thức ăn giảm, tiêu hóa kém, bệnh nhân ăn kém, gầy sút. Năng lượng tối thiểu không được bổ sung đủ, khiến bệnh nhân mệt mỏi. Cần phải đảm bảo dinh dưỡng cho bệnh nhân đồng thời tăng cường chức năng gan.

  • Chế độ ăn giàu calo (2500-3000 calo/ngày). Thành phần thức ăn phải phù hợp: đầy đủ thực phẩm giàu protit như thịt, cá, trứng, sữa...đầy đủ thực phẩm giàu gluxit như ngô, khoai, ngũ cốc... Nên dùng mỡ động vật thay thế bằng dầu thực vật. Tránh những thực phẩm lạ, dễ gây dị ứng, rối loạn tiêu hóa.

  • Thức ăn chế biến chín, đảm bảo vệ sinh, hợp khẩu vị. Các món ăn nên thay đổi ở các bữa, không lặp lại gây nhàm chán. Để gan không phải làm việc quá sức, thức ăn được hấp thu tốt hơn, tránh được rối loạn tiêu hóa thì nên chia nhỏ khẩu phần ăn, cho người bệnh ăn 4 – 5 bữa một ngày, ăn ít một.

  • Bổ sung vitamin bằng nước hoa quả ép, trái cây. Có thể thay nước uống hàng ngày bằng nước nhân trần, atiso. Nhân trần và atiso có tác dụng mát gan, lợi mật rất tốt cho người bệnh xơ gan.

  • Nhưng đối với ngườibệnh xơ gan giai đoạn muộn (mất bù)thì cần chú ý là phải hạn chế thực phẩm giàu đạm, đề phòng hôn mê gan. Vệ sinh mũi miệng sạch sẽ đặc biệt là khi có chảy máu cam, chảy máu chân răng để đề phòng nhiễm khuẩn và tạo cho người bệnh cảm giác ngon miệng. Người bệnh mệt mỏi nhiều, nên chú ý tạo không gian thoáng mát, yên tĩnh, hạn chế người ra vào thăm hỏi nhiều.

Người nhà mắc xơ gan phải chăm sóc như thế nào?

2. Giảm phù và cổ trướng

bệnh nhân xơ gan, giai đoạn muộn, phù càng biểu hiện rõ rệt: hai chân sẽ to hơn bình thường, đi lại nặng nề. Ăn uống kém, chức năng tổng hợp protein giảm dẫn đến lượng protein máu giảm làm cho nước thoát ra ngoài tế bào gây phù. Khi nằm, cần cho người bệnh kê cao chân (cao hơn so với tim).

Ở tư thế này sẽ góp phần cải thiện tình trạng phù của người bệnh. Khi có cổ trướng, nước xuất hiện trong ổ bụng gây chèn ép các phủ tạng. Khi cổ trướng quá nhiều gây khó thở cho người bệnh, bác sĩ sẽ cho rút nước ra ngoài, giúp người bệnh dễ chịu hơn. Cần ăn hạn chế muối hoặc ăn nhạt hoàn toàn khi có phù và cổ trướng nhiều. Bởi, lượng muối trong cơ thể nhiều, sẽ gây tích nước trong tế bào, càng làm cho tình trạng phù tăng lên.

Khi dùng một số thuốc lợi tiểu sẽ làm mất kali máu, khiến tình trạng người bệnh tồi tệ hơn. Khuyến khích người bệnh ăn tăng cường thực phẩm giàu kali, sẽ bổ sung lượng kali đã mất. Theo dõi cân nặng của người bệnh hàng tuần là cách để kiểm tra xem tình trạng phù và cổ trướng của người bệnh có giảm hay không.

Cần lưu ý sau khi đã được chọc tháo dịch xong, cần theo dõi người bệnh trong 30 phút, nếu có điều gì khác thường phải báo cho bác sĩ ngay.

Xuất huyết tiêu hóa - Nguy hiểm ở người bệnh xơ gan

Một biến chứng nguy hiểm nhất hay gặp ở những người bệnh xơ ganlà biến chứng xuất huyết tiêu hóa. Đó là do, khi áp lực của tĩnh mạch cửa trong gan lớn, khiến áp lực các tĩnh mạch tiếp nhận từ tĩnh mạch cửa cũng lớn, đặc biệt là tĩnh mạch thực quản.

Tĩnh mạch thực quản là một tĩnh mạch có nguy cơ vỡ cao, máu sẽ chảy theo thực quản, xuống dạ dày, ruột non, ruột già. Điều này rất khó phát hiện ra bị chảy máu. Nên, rất nguy hiểm cho người bệnh nếu bị mất máu nhiều mà không được phát hiện kịp thời. Do đó, cần luôn ở bên người bệnh, khi thấy môi nhợt nhạt, niêm mạc mắt kém hồng thì cần báo ngay cho cán bộ y tế. Các chỉ định truyền dịch, truyền máu sẽ được bác sĩ đưa ra để xử trí khi phát hiện có xuất huyết tiêu hóa.

3. Đề phòng hôn mê gan

Những người bệnh xơ gan, cần phải luôn ở bên họ. Ngoài việc động viên tinh thần, thì điều quan trọng là theo dõi diễn biến bệnh. Người bệnh mệt mỏi nhiều hơn, cân nặng lại tăng, báo hiệu tình trạng phù và cổ trướng tăng lên.

Dấu hiệu tiền hôn mê gan như thay đổi bất thường về tinh thần của bệnh nhân có thể đang vui rồi lại buồn, thờ ơ; rối loạn về trí nhớ, mất định hướng về thời gian và không gian, mất khả năng tập trung tư tưởng; nếu đặt cẳng tay thẳng góc với cánh tay và mặt giường sẽ thấy bàn tay run không đều. Khi phát hiện ra các dấu hiệu này thì phải báo ngay với bác sĩ để có biện pháp xử trí kịp thời.

Người nhà mắc xơ gan phải chăm sóc như thế nào?

4. Dinh dưỡng hợp lý cho người bị xơ gan

  • Đường: Cung ứng đầy đủ đường các loại. Nói chung tỷ lệ đường các loại chiếm 40% trong thức ăn, đường vừa bảo vệ gan, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, lại vừa giảm thiểu dự phân giải protein. Do chức năng gan của người bệnh bị tổn thương, nếu ăn nhiều đường sẽ làm cho người béo lên, thậm chí hình thành gan nhiễm mỡ, làm tăng gánh nặng cho gan.

  • Protein: Với những người bịxơ gan, việc bổ sung protein cần tùy theo mức độ thiếu protein và tình trạng bệnh của từng người. Bệnh nhân ăn được thì dùng cách ăn uống, còn những ca tiêu hóa kém, thì cần nghĩ đến cho truyền axit amin, đạm, huyết tương. Mỗi ngày trong thức ăn có 60g protein là có thể thỏa mãn được nhu cầu, nên ăn thay đổi cá, thịt nạc, trứng các loại, sữa các loại, chế phẩm đậu nành. Khi có chiều hướng tổn hại gan, mỗi ngày không nên vượt quá 20g.

  • Mỡ: Khi bị xơ gan, việc chuyển hóa mỡ bị ảnh hưởng, đồng thời sự chuyển hóa mỡ còn sẽ gây tổn hại gan, vì thế khi chức năng gan bị tổn hại rõ, cần ăn các loại thức ăn ít mỡ để giảm bớt gánh nặng cho gan, tăng cường bổ sung protein, đường, phòng ngừa phát sinh gan nhiễm mỡ.

  • Bổ sung vitamin và nguyên tố vi lượng: Xơ gan do nhiều nguyên nhân có thể gây thiếu vitamin và nguyên tố vi lượng, rau quả tươi có chứa nhiều vitamin và khoáng chất, nguyên tố vi lượng, là loại thức ăn tốt nhất. Chú ý bổ sung các loại vitamin B1, B2, C, E, K và các nguyên tố vi lượng như kẽm, silic với những ca đã xuất hiện triệu chứng thiếu vitamin cần cho uống hoặc tiêm bắp, tiêm dưới da.

5. Ăn kiêng cho người bị bệnh xơ gan

Chế độ ăn với những người bệnh gan là không thể chủ quan, bởi nếu một chế độ dinh dưỡng hợp lý không những giúp người bệnh chống lại những triệu chứng của bệnh mà đồng thời còn giúp họ có một cơ thể khỏe mạnh. Chính vì vậy, việc chú ý đến những thức ăn có hại cho gan là rất quan trọng.

  • Tuyệt đối không được uống rượu, cồn rượu vì có thể làm cho tế bào gan bị tổn thương cấp, aminophearaza tăng cao, viêm gan nặng hơn, dẫn đến chứng mỡ gan, viêm gan nghiện rượu vàxơ gan.

  • Với những thức ăn kích thích như hành, gừng, ớt... nên ăn ít thì tốt hơn, bởi đây là những thức ăn cay nóng, trợ thấp nhiệt, làm cho thấp nhiệt ở gan nặng thêm, khiến cho các triệu chứng lâm sàng càng nặng hơn.

  • Hết sức tránh những đồ rán béo ngậy, bởi chúng rất khó tiêu, đồng thời dễ sinh thấp nhiệt sinh nhiệt, bất lợi nhiều cho việc hồi phục.

  • Ăn những thức ăn từ thiên nhiên là chính, hết sức tránh ăn những đồ ăn sẵn, bởi ít nhiều những đồ ăn này cũng có chất bảo quả và màu thực phẩm nhân tạo. Đồng thời, khi ăn những thức ăn thiên nhiên cần phải rửa cho thật sạch, tránh để thuốc trừ sâu ở bề mặt làm hại gan nặng hơn.

Người nhà mắc xơ gan phải chăm sóc như thế nào?

  • Viêm gan vàng da cấp thấp nhiệt nội thịnh, chính vì thế cần tránh những thức ăn cay nóng như thịt cừu, thịt gà, đinh hương, hạt tiêu...

  • Bệnh nhân xơ gando áp lực tĩnh mạch cửa tăng cao mà gây giãn tĩnh mạch ở các mức độ khác nhau, chủ yếu có giãn tĩnh mạch thực quản, giãn tĩnh mạch trong dạ dày và giãn tĩnh mạch đoạn dưới thực quản.

  • Nếu ăn uống không chú ý, rất dễ làm cho những tĩnh mạch đang giãn bị vỡ, xuất huyết đường tiêu hóa, dẫn đến hôn mê gan, người nặng có thể tử vong, vì vậy người bệnh xơ gan cần tránh ăn những loại thịt cứng, có sụn hoặc có xương, cùng các loại rau chứa quá nhiều xơ thực vật, bởi những thức ăn này rất dễ làm tổn thương tĩnh mạch bị giãn.

Kiểm tra chức năng gan với dịch vụ Xét nghiệm tại nhà Xander

Trong môi trường sống hiện đại ngày nay, với việc phải đối mặt với tình trạng ô nhiiễm môi trường, cùng các thói quen như hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia, sử dụng thực phẩm không an toàn khiến nhiều người lo lắng về chức năng gan của mình. Chính vì vậy, Xander đã cung cấp một gói xét nghiệm chức năng gan, men gan giúp bạn có thể đánh giá tình trạng của gan thời điểm hiện tại.

Xét nghiệm tại nhà Xander hiện đang là luồng gió mới trên thị trường y tế, là đối tác độc quyền của Bệnh viên Đại học Y Hà NộiBệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, là những nơi có lợi thế tuyệt đối về năng lực chuyên môn y tế cùng hệ thống các phòng lab hiện đại hàng đầu càng nước.

Gói xét nghiệm chức năng gan và men gan này giúp cho bạn có thể đánh giá được tình trạng làm việc của gan, men gan hiện tại để kịp nắm bắt tình trạng sức khỏe và lựa chọn phương pháp điều trị .

Lợi ích khi đến với Xét nghiệm tại nhà Xander

  • Mẫu xét nghiệm được lấy tại nhà khách hàng, không mất công chờ xếp hàng, lấy kết quả như khi làm xét nghiệm ở các bệnh viện công.
  • 100% mẫu xét nghiệm được thực hiện bằng phòng lab hiện đại của Bệnh viện Đại học Y Hà NộiBệnh viện Nhiệt đới Trung ương.
  • Lấy mẫu đúng giờ, biện luận ngay sau 24h có kết quả mềm.
  • Kết quả đảm bảo tính chính xác, có dấu đỏ của bệnh viện, đúng thông tin khách hàng.

Người nhà mắc xơ gan phải chăm sóc như thế nào?

Cách tính tổng giá xét nghiệm

  • Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm + Phí km tăng thêm
  • Phí xử lý : 30.000đ
  • Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ 300 Đê La Thành nhỏ tới địa chỉ lấy mẫu

* Giá gói xét nghiệm kiểm tra chức năng gan, men gan của Xander được cập nhật phía cuối bài viết.

* Với khách hàng muốn xử lí mẫu tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, liên hệ với hotline:(024) 73049779 / 0899190199 để được tư vấn cụ thể.

Địa chỉ:300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội

Giờ làm việc:Thứ 7 - Chủ Nhật: 06:00 - 20:30

Xem thêm:

  • Xơ gan có phục hồi được không?
  • Bị mắc xơ gan mất bù sống được bao lâu?

Để được bác sĩ gọi điện tư vấn miễn phí về xét nghiệm, hãy để lại thông tin của bạn vào form dưới đây:

Nơi sinh sống Hà Nội Hồ Chí Minh An Giang Bà Rịa - Vũng Tàu Bắc Kạn Bắc Giang Bạc Liêu Bắc Ninh Bến Tre Bình Dương Bình Định Bình Phước Bình Thuận Cao Bằng Cà Mau Cần Thơ Đà Nẵng Đắk Nông Đắk Lắk Đồng Nai Điện Biên Đồng Tháp Gia Lai Hà Giang Hà Nam Hà Tĩnh Hải Dương Hải Phòng Hậu Giang Hòa Bình Hưng Yên Khánh Hòa Kiên Giang Kon Tum Lai Châu Lạng Sơn Lào Cai Lâm Đồng Long An Nam Định Nghệ An Ninh Bình Ninh Thuận Phú Thọ Phú Yên Quảng Bình Quảng Nam Quảng Ngãi Quảng Ninh Quảng Trị Sơn La Sóc Trăng Tây Ninh Thái Bình Thái Nguyên Thanh Hóa Thừa Thiên - Huế Tiền Giang Trà Vinh Tuyên Quang Vĩnh Phúc Vĩnh Long Yên Bái Nước ngoài

Đăng ký nhận tư vấn

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!