Nguyên nhân u tuyến thượng thận

Kiến Thức Y Học - 11/24/2024

Nói đến u tuyến thượng thận có đặc điểm đó là cơn tăng huyết áp kịch phát hoặc thường xuyên kéo dài do khối u tiết quá nhiều catecholamin. Vậy nguyên nhân do đâu dẫn đến u tuyến thượng thận? Điều trị như thế nào? Hôm nay, Lily & WeCare sẽ cung cấp thông tin về u tuyến thượng thận để các bạn hiểu hơn về loại bệnh này.

Nói đến u tuyến thượng thận có đặc điểm đó là cơn tăng huyết áp kịch phát hoặc thường xuyên kéo dài do khối u tiết quá nhiều catecholamin. Vậy nguyên nhân do đâu dẫn đến u tuyến thượng thận? Điều trị như thế nào? Hôm nay, Lily & WeCare sẽ cung cấp thông tin về u tuyến thượng thận để các bạn hiểu hơn về loại bệnh này.

U tuyến thượng thận là bệnh gì?

U tuyến thượng thận là một khối u hiếm gặp của tuyến thượng thận. Khi đó, tuyến thượng thận tiết ra hormone gọi là epinephrine hoặc các chất tương tự khác gây ra cao huyết áp, tim đập nhanh, nhức đầu và ra mồ hôi. Thường thì u tủy thượng thận chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong những nguyên nhân gây ra tăng huyết áp.

Nguyên nhân u tuyến thượng thận

Hiên tại các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm ra nguyên nhân cụ thể của bệnh u tủy thượng thận. Bệnh thường không liên quan đến yếu tố di truyền, nhưng khoảng 10% là do rối loạn u nội tiết trong gia đình.

Có rất nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bị u tủy thượng thận, bao gồm:

- Đầu tiên là bệnh Von Hippel-Lindau: loại bệnh này làm xuất hiện u ở nhiều vị trí trên cơ thể, thường là ở hệ thần kinh trung ương, tuyến nội tiết, tuyến tụy và thận

- Bệnh u sợi thần kinh loại 1: Bệnh này thường gây ra nhiều u xuất hiện trên da, những điểm tăng sắc tố trên da và u trong dây thần kinh thị giác.

- Bệnh u hoạch cũng là nguyên nhân: u hạch đối giao cảm di truyền gây ra những khối u ở tủy thương thận và hạch đối giao cảm

- Bệnh u tân sinh đa tuyến nội tiết: Là một bệnh làm phát triển các khối u tuyến nội tiết ở nhiều nơi trên cơ thể. Bệnh này thường gặp ở tuyến giáp, tuyến cận giáp, môi, lưỡi và đường tiêu hóa.

Nguyên nhân u tuyến thượng thận

Triệu chứng của u tuyến thượng thận

Bệnh u tuyến thượng thận thường gặp ở người tuổi trẻ. Nhất là những cơn tăng huyết áp kịch phát: đa số xảy ra đột ngột, một số trường hợp tăng huyết áp thường xuyên, tuy nhiên thì thỉnh thoảng cũng có cơn tăng huyết áp kịch phát hoặc trên nền một cao huyết áp thường xuyên, cơn tăng huyết áp có thể tự phát nhưng cũng có khi sau xúc động, sau stress hoặc do kích thích cơ học như sờ nắn vào vùng bụng, lưng hay do chấn thương bụng, lưng...

Trong cơn huyết áp có thể tăng rất cao từ 250 mmHg – 280/120 – 140 mmHg, cơn cao huyết áp kéo dài vài phút hoặc vài giờ, huyết áp có thể tự giảm về bình thường không cần điều trị gì.

Nhịp tim nhanh > 100 ck/phút hoặc có thể có cơn nhịp nhanh kịch phát tần số 140 – 180 ck/phút, cảm giác hồi hộp, đau ngực, hốt hoảng, sợ chết.

- Nhức đầu dữ dội.

- Da xanh tái, vã mồ hôi toàn thân, cảm giác ớn lạnh.

- Buồn nôn, nôn.

- Có thể thấy đồng tử giãn.

- Đái nhiều trong và sau cơn tăng huyết áp kịch phát.

- Sau một hồi nhịp tim nhanh thì huyết áp giảm về bình thường hoặc có thể tụt, mệt lả do mất nước nhiều, có thể dẫn đến rối loạn nước và điện giải gây trụy tim mạch.

- Nếu huyết áp cao lâu ngày có thể dẫn đến tổn thương đáy mắt như: xuất tiết, xuất huyết võng mạc, phù gai thị hoặc suy tim, suy thận...

U tuyến thượng thận có gì nguy hiểm?

Vấn đề dẫn đến u tuyến thận đó là do tuyến thượng thận bị teo nhỏ hoặc phá hủy dẫn tới thiếu cholestorone và aldosterone, bệnh nhân ung thư tuyến thượng thận còn có biểu hiện giảm ham muốn tình dục, rối loạn sản xuất tinh trùng, hoặc không có tinh trùng, dẫn tới vô sinh. Ngoài ra, tuyến thượng thận còn xuất hiện những triệu chứng giống như trầm cảm, chủ yếu là căng cơ, chuột rút, mệt mỏi, giảm cân, chán ăn.

Sự tăng sinh của tuyến thượng thận hoặc khối u gây ra bởi tăng huyết áp thứ cấp. Ung thư tuyến thượng thận ngoài việc dẫn tới tăng huyết áp, bệnh nhân còn bị to tim, teo tứ chi, gầy mặt, mặt đỏ, có mụn, mun dày...

Nguyên nhân u tuyến thượng thận

Điều trị u tuyến thượng thận

Để hạn chế diễn tiến của u tuyến thượng thận, bạn nên:

Báo cho bác sĩ nếu bạn bị u tủy thượng thận trước đây hoặc có người thân trong gia đình mắc bệnh u tuyến nội tiết. Cả gia đình của bạn cần phải tầm soát u tủy thượng thận bằng xét nghiệm máu.

Bạn nên đi khám lại nếu thấy mắt mờ, đau đầu nặng, yếu 1 nửa cơ thể, đau ngực hoặc tăng nhịp tim, mắt cá chân phù lên, khó thở, yếu trong người và chóng mặt khi đứng lên.

Xem thêm:

  • Cứu trẻ 4 ngày tuổi bị u tuyến thượng thận, chảy máu trong bao thận hiếm gặp
  • Những thứ gây ảnh hưởng đến thận khiến bạn bất ngờ

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!