Nhiều người biến chứng nặng vì đeo kính áp tròng, bác sĩ tư vấn những lưu ý cần biết

Sống khỏe mạnh - 05/11/2024

Thời gian gần đây, tại các phòng khám mắt gặp nhiều trường hợp bị biến chứng do đeo kính áp tròng, bệnh nhân chủ yếu là nữ học sinh, sinh viên và một số là cô dâu sau ngày cưới.

 Để tránh những biến chứng đáng tiếc xảy ra với mắt, xin giới thiệu bài viết của BS. Trần Ánh Dương để bạn đọc có cách nhìn tổng quan về những lợi ích, tác dụng không mong muốn và cách phòng bệnh khi đeo kính áp tròng.

Kính áp tròng là gì?

Kính áp tròng là một thấu kính rất mỏng, trong suốt hoặc có màu được đặt trực tiếp lên bề mặt giác mạc (tròng đen) để điều chỉnh tật khúc xạ, điều trị một số bệnh ở mắt và thẩm mỹ.

Nhiều người biến chứng nặng vì đeo kính áp tròng, bác sĩ tư vấn những lưu ý cần biết

Kính áp tròng

Có bao nhiêu loại kính áp tròng?

Kính tiếp xúc có hai loại: kính áp tròng cứng và mềm. Kính áp tròng mềm phổ biến và ít gây tổn hại cho giác mạc, được làm bằng các chất liệu ngậm nước và luôn phải được bảo quản trong dung dịch riêng. Kính cứng có tuổi thọ lâu hơn.

Nhiều người biến chứng nặng vì đeo kính áp tròng, bác sĩ tư vấn những lưu ý cần biết

Kính áp tròng thẩm mỹ

Kính áp tròng có lợi ích gì?

Điều chỉnh các tật khúc xạ như: cận thị, viễn thị, loạn thị, giúp cho bạn bỏ kính gọng trong khi chơi thể thao, dã ngoại... Ngày nay, nhiều cô dâu mắc tật khúc xạ thường sử dụng kính tiếp xúc trong ngày cưới để nhìn đẹp hơn.

Điều trị một số bệnh: giác mạc hình chóp, chợt biểu mô giác mạc tái phát dai dẵng, loạn dưỡng giác mạc...

Giới trẻ ngày nay thường sử dụng kính áp tròng màu trong các lễ hội, tiệc tùng... loại kính này có nhiều màu sắc khác nhau vừa tạo giác mạc to vừa thay đổi màu sắc mống mắt làm cho đôi mắt to và đẹp hơn.

Những tác dụng không mong muốn và cách phòng bệnh khi đeo kính áp tròng

1. Ngăn cản nguồn cũng cấp oxy cho giác mạc

Kính áp tròng áp trực tiếp và bao phủ toàn bộ giác mạc dẫn đến giảm lượng oxy cung cấp cho giác mạc. Do đó, tránh đeo kính áp tròng kéo dài và chọn loại kính có độ khuyết tán oxy cao (kính áp tròng mềm)

2. Khô mắt

Kính áp tròng làm giảm lượng nước mắt vào giác mạc vì chúng hấp thụ hầu hết nước mắt của chúng ta để giữ cho nó mềm mại. Thiếu nước mắt gây ra hội chứng khô mắt dẫn đến ngứa, cảm giác nóng rát và đỏ mắt. Nếu mắt quá khô sẽ dẫn đến sẹo giác mạc và có thể đau nhiều. Nếu bạn bị khô mắt mãn tính, hãy sử dụng thêm nước mắt nhân tạo theo đơn của bác sĩ.

3. Kích ứng khi kết hợp với thuốc tránh thai

Sử dụng đồng thời thuốc tránh thai và kính áp tròng với nhau sẽ dẫn đến khô mắt mạn tính và kích thích do thay đổi lớp phim nước mắt. Trong khi đó lượng oxy giảm nó sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng khô mắt. Do vậy, khi đang sử dụng thuốc tránh thai, bạn không nên đeo kính áp tròng.

4. Phản xạ giác mạc giảm dần

Sử dụng kính áp tròng có thể gây giảm phản xạ giác mạc. Phản xạ giác mạc là một cơ chế bảo vệ của mắt, nơi não ra tín hiệu để chớp mắt khi có nguy cơ dị vật bắn vào mắt hoặc những chấn thương khác. Đeo kính áp tròng ở mức tối thiểu để giảm tổn thương này.

5. Xước hoặc chợt giác mạc

Kính áp tròng có khả năng làm xước hoặc chợt giác mạc nếu đặt kính không đúng cách và khi khô mắt. Không đeo kính qua đêm vì nguy cơ này tăng lên, khi có tổn thương biểu mô giác mạc thì nguy cơ bị vi khuẩn, virus hoặc kí sinh trùng xâm nhập dẫn đến viêm loét giác mạc và có nguy cơ mù loà.

6. Viêm kết mạc

Viêm kết mạc nhú khổng lồ là loại viêm kết mạc phổ biến nhất mà người đeo kính áp tròng mắc phải do sự kích thích tái diễn từ kính áp tròng. Ngoài ra còn gặp nhiều trường hợp viêm kết mạc do vi khuẩn, virus hoặc kí sinh trùng.

7. Sụp mi

Do quá trình sử dụng kính áp tròng cứng lâu dài dẫn đến sẹo co kéo. Do vậy, để tránh tình trạng này nên chuyển sang sử dụng kính áp tròng mềm.

8. Viêm loét giác mạc

Khi tổn thương xước, chợt biểu mô giác mạc tạo điều kiện cho nấm, vi khuẩn, nhiễm ký sinh trùng hoặc virus xâm nhập gây viêm loét giác mạc. Viêm loét giác mạc có thể gây mù loà nếu không được điều trị đúng. Bạn phải đến gặp bác sĩ ngay khi có các triệu chứng đau, đỏ chảy nhiều nước mắt, nhìn mờ...

Nhiều người biến chứng nặng vì đeo kính áp tròng, bác sĩ tư vấn những lưu ý cần biết

Một số biến chứng kết- giác mạc do đeo kính áp tròng.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!