Bệnh sốt virus hay còn được gọi là sốt siêu vi, sốt dịch là một bệnh hay xảy ra rải rác trong năm và thường tăng mạnh vào thời điểm mùa hè hay mùa mưa. Khác với sốt thông thường, sốt virus có thể có những biến chứng nguy hiểm. Vậy biểu hiện của sốt virus như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Lily & WeCare.
Những biểu hiện của bệnh sốt virus
Bệnh sốt virus là căn bệnh thường gặp, tuy đây không phải là bệnh nguy hiểm nhưng người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám vì sốt virus thường dẫn tới tình trạng bội nhiễm nếu không được điều trị đúng cách và dứt điểm. Nguyên nhân gây ra bệnh sốt virus là do virus sống ký sinh trên đường hô hấp và đường tiêu hóa...của cơ thể, sau đó chúng sẽ phát triển và xâm nhập vào cơ thể người bệnh, khi gặp điều kiện thuận lợi chúng sẽ gây bệnh.
Những triệu chứng và biểu hiện của bệnh sốt virus
- Đầu tiên là bệnh nhân sẽ bị sốt cao với nhiệt độ trên 38 độ và có thể lên đến 41 độ, đi kèm với triệu chứng này là cảm giác cơ thể khi nóng, khi lạnh. Đối với trẻ em nếu bị sốt cao có thể xuất hiện kèm triệu chứng co giật.
- Đau nhức đầu dữ dội với các biểu hiện khác như bị choáng váng đầu óc, hoa mắt quay cuồng.
- Cơ thể mệt mỏi, bị đau nhức toàn thân nhất là ở các khu vực cơ bắp.
- Cảm giác khát nước, miệng đắng và cần uống nước liên tục để bù lại lượng nước đã mất của cơ thể.
- Sau khi sốt 2 -3 ngày sẽ bị phát ban, trên da của bạn nổi những nốt ban hồng li ti không sần.
-Các biểu hiện khác của viêm đường hô hấp như họng bị đỏ, sưng tấy và đau rát, nước mũi chảy, bị hắt hơi liên tục...
- Ngoài ra còn bị nôn và nôn khan có thể xảy ra sau bữa ăn do ảnh hưởng của triệu chứng viêm đường hô hấp dẫn đến. Tăng tiết dịch nhầy làm cho cổ họng của bệnh nhân mẫn cảm hơn, từ đó dễ gây nôn.
- Bên cạnh đó, có một số trường hợp bị bệnh sốt virus do các vi khuẩn viêm đường tiêu hóa gây ra sẽ có kèm các biểu hiện rối loạn tiêu hóa như đi ngoài phân lỏng và có chất nhầy.
Điều trị bệnh sốt virus như thế nào?
Theo các bác sĩ thì bệnh sốt virus không phải là căn bệnh quá nguy hiểm, nếu bệnh nhân được chăm sóc tốt có thể hoàn toàn tự khỏi sau 5 – 7 ngày. Để phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh thì các bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân nên điều trị tập trung vào các triệu chứng của bệnh, cụ thể như:
- Nên cho người bệnh uống thuốc hạ sốt Paracetamol với liều lượng 10mg/1kg, 4 – 6 giờ 1 lần.để giảm thân nhiệt.
- Đối với những trường hợp cơ thể bị mất nước do sốt cao bạn cần tăng cường cho bệnh nhân uống nhiều nước. Có thể cho bệnh nhân uống thêm nước oresol pha sẵn hoặc tự pha để cân bằng điện giải trong cơ thể.
- Một việc nên làm nữa khi bị bệnh sốt virus đó là vệ sinh sạch sẽ các bộ phận như mắt, mũi, họng cho bệnh nhân bằng nước muối sinh lý để phòng tránh bội nhiễm.
- Đối với trường hợp bệnh nhân bị viêm đường hô hấp có biến chứng sang viêm họng hay viêm phổi thì cần được điều trị kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ.
- Bạn nên bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho bệnh nhân bằng cách cho bệnh nhân ăn cháo loãng, uống súp, uống thêm sữa và ăn thêm hoa quả chứa nhiều vitamin C để tăng cường sức đề kháng.
Bị sốt khi mang thai ba tháng cuối: Không được chủ quan!
Cách dùng thuốc hạ sốt hiệu quả
Cẩm nang chăm sóc trẻ sơ sinh bị ho có đờm và sốt cho mẹ
Sốt virus ở trẻ em kéo dài bao lâu?
Top 6 bệnh dễ mắc ở trẻ em khi thời tiết đỏng đảnh nồm ẩm
Cách phòng ngừa bệnh sốt virus
Bệnh sốt virus là căn bệnh truyền nhiễm rất dễ lây từ người này qua người khác bằng con đường tiếp xúc. Bởi vậy mà các bạn cần có biện pháp phòng trừ bệnh bằng những cách như:
- Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh bằng dung dịch vệ sinh sát khuẩn.
- Làm vệ sinh thân thể sạch sẽ hàng ngày.
- Nên tăng cường ăn thêm nhiều hoa quả có vitamin C để tăng cường sức đề kháng phòng chống bệnh.
- Khi phát hiện cơ thể bị bệnh sốt virus nên nghỉ học, nghỉ làm để tránh lây nhiễm cho cộng đồng.
- Vào mùa dịch bạn nên hạn chế đến chỗ đông người.
Như vậy, bài viết trên Lily & WeCare đã chia sẻ đến bạn rất nhiều thông tin bổ ích về bệnh sốt virus. Đây là căn bệnh dễ mắc phải nên bạn cần dắt túi những kinh nghiệm trên để phòng tránh bệnh hiệu quả.
Xem thêm:
- Cục trưởng cục quản lý khám và điều trị bệnh: tránh nhầm sốt xuất huyết với các loại sốt virus
- Những lưu ý chăm sóc trẻ khi bị sốt virus mẹ cần biết
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!