Những dấu hiệu nhận biết bệnh tay chân miệng ở người lớn

Xét Nghiệm - 05/09/2024

Lâu nay bệnh tay chân miệng phổ biến ở trẻ em tuy nhiên thời gian gần đây đã lan sang người lớn. Vậy nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết, mức độ nguy hiểm, biến chứng, cách điều trị bệnh tay chân miệng ở người lớn như thế nào?

Lâu nay bệnh tay chân miệng phổ biến ở trẻ em tuy nhiên thời gian gần đây đã lan sang người lớn. Vậy nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết, mức độ nguy hiểm, biến chứng, cách điều trị bệnh tay chân miệng ở người lớn như thế nào?

Những dấu hiệu nhận biết bệnh tay chân miệng ở người lớn

Bệnh tay chân miệng của người lớn lây từ đâu?

Cơ thể người lớn vốn có sức đề kháng mạnh hơn nên thường ít mắc bệnh tay chân miệng.

Tuy nhiên trường hợp mắc bệnh lại có thể nguy hiểm hơn cả ở trẻ nhỏ do thường xảy ra với những người vốn có hệ miễn dịch yếu nên virus dễ xâm nhập vào các cơ quan khác trong cơ thể, gây thêm các bệnh lý khác.

Tay-chân-miệng là bệnh truyền nhiễm do vi rút đường tiêu hóa gây ra. Trong đó, vi rút hay gặp là EV71, coxsackie A16. Bệnh dễ lây từ người sang người qua đường tiêu hóa, hô hấp, tiếp xúc trực tiếp với hạt nước bọt của người bệnh bắn ra, dịch tiết mũi - họng, dịch nốt phỏng vỡ ra...

Những dấu hiệu nhận biết bệnh tay chân miệng ở người lớn

Bệnh có nguy cơ lây nhiễm mạnh trong tuần đầu tiên sau khi trẻ bị nhiễm bệnh. Nguồn gây bệnh có thể kéo dài vài tuần do vi rút khu trú trong phân.

Mỗi năm tại thời điểm bùng phát dịch tay chân miệng, các bệnh viện trên cả nước lại ghi nhận một vài trường hợp người lớn mắc bệnh.

Triệu chứng của bệnh tay chân miệng ở người lớn

Theo bác sĩ Nguyễn Trung Cấp (Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương), các triệu chứng thường xuất hiện 3 đến 6 ngày sau khi nhiễm virút bao gồm: sốt nhẹ, đau họng, chán ăn và bồn chồn.

Sau vài ba ngày phát triển triệu chứng đầu tiên sẽ xuất hiện các mụn nước nhỏ. Các mụn nước nhỏ cso thể xuất hiện ở trong miệng, bàn tay, cánh tay, bàn chân, đùi, mông. Kích thước mụn nước rất nhỏ hoặc như hạt đậu.

Sau thời gian ủ bệnh thì quanh miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông hay bẹn có thể có mụn nước, một số trường hợp chỉ nổi ban nên dễ nhầm lẫn với sốt phát ban, sởi...

Những dấu hiệu nhận biết bệnh tay chân miệng ở người lớn

Các biến chứng của bệnh tay chân miệng có thể là viêm màng não, viêm tim hay viêm phổi, có những trường hợp bệnh chuyển biến nặng mà không điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

Người lớn nên phòng bệnh tay chân miệng như thế nào?

Khoảng thời gian từ tháng 9 – tháng 11 mọi năm thường dễ có dịch lây lan và đặc biệt là với những phụ huynh có con mắc bệnh tay chân miệng, cần chú ý trong việc giữ vệ sinh phòng bệnh cho cả gia đình.

- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, đặc biệt là trước khi chế biến và ăn uống, trước và sau khi bế hay vệ sinh cho trẻ

- Vệ sinh nhà cửa thường xuyên, đặc biệt là đồ chơi trẻ hay chơi, các vị trí như tay vịn cầu thang, tay nắm cửa, mặt bàn...

- Không sử dụng chung vật dụng ăn uống, nên tráng nước sôi trước khi sử dụng, không cho trẻ ăn bốc mút, không mớm thức ăn cho trẻ.

- Tránh tiếp xúc trực tiếp với dịch mũi, nước bọt hay chất thải của người bệnh.

- Uống nhiều nước, ăn nhiều hoa quả để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Xét nghiệm bệnh tay chân miệng tại nhà với Xander

Một vấn đề cần lưu ý là hiện nay, chưa có vacxin và thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh tay chân miệng ở trẻ em, do đó, nguyên tắc an toàn nhất khi phòng dịch chính là hãy đảm bảo con bạn ở trong môi trường không có trẻ em mắc bệnh tay chân miệng, tránh để trẻ tiếp xúc va chạm với những trẻ mắc bệnh khác. Khi người lớn phát hiện bệnh phát tiết ở trẻ, thì nên có hướng xử lý nhanh chóng và thông báo ra cộng đồng. Khi phát hiện những dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ, thì việc đứa bé đi khám nên là việc làm được ưu tiên hàng đầu. Đặc biệt, khi tình hình dịch bệnh diễn biến theo chiều hướng xấu, các bệnh viện quá tải bệnh nhân xét nghiệm thì khách hàng có xu hướng lụa chọn dịch vụ xét nghiệm tại nhà vì tính an toàn và sự nhanh chóng.

Lợi ích khi làm xét nghiệm tại nhà của Xander

  • 100% mẫu xét nghiệm được thực hiện bằng phòng lab hiện đại của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.

  • Lấy mẫu đúng giờ, biện luận ngay sau 24h có kết quả mềm.

  • Kết quả đảm bảo tính chính xác, có dấu của bệnh viện, đúng thông tin khách hàng.

Những dấu hiệu nhận biết bệnh tay chân miệng ở người lớn

Giá gói xét nghiệm bệnh tay chân miệng

  • Tổng phân tích nước tiểu: 35,000 đồng
  • Công thức máu: 69,000 đồng
  • CRP định lượng: 88,000 đồng
  • Xác định Enoterovirus và EV71 bằng RT-PCR: 1,125,000 đồng

Tổng: 1,317,000 đồng

Cách tính tổng giá xét nghiệm

  • Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm + Phí km tăng thêm
  • Phí xử lý : 30.000đ
  • Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ 300 Đê La Thành nhỏ tới địa chỉ lấy mẫu

Địa chỉ:300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại:(024) 73049779 / 0984.999.501

Giờ làm việc:Thứ Hai - Thứ Sáu: 06:00 - 15:30; Thứ Bảy: 06:00 - 10:00

Xem thêm:

  • Cảnh giác, bệnh tay chân miệng vào mùa!
  • 5 sai lầm khi chăm sóc trẻ mắc bệnh tay chân miệng

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!