Trẻ sơ sinh có rất nhiều vấn đề khiến bố mẹ băn khoăn, lo lắng về các vấn đề sức khỏe của trẻ. Do khi sinh ra, hệ miễn dịch của trẻ vẫn còn non nớt, chưa hoàn thiện nên dễ nhiễm bệnh. Tuy nhiên nếu cha mẹ không để ý thì sẽ không phát hiện được dấu hiệu trẻ bị ốm, dẫn đến không điều trị kịp thời gây ra những bệnh nặng khác. Sau đây là những dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị ốm.
1. Sốt
Sốt là dấu hiệu trẻ bị ốm dễ nhận biết nhất. Sốt không phải là một bệnh mà chỉ là phản ứng của trẻ khi trẻ bị mắc một bệnh nào đó, dấu hiệu này phổ biến nhất là khi trẻ bị nhiễm trùng.
Nếu trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi có dấu hiệu sốt cao lên đến 38 độ C, hoặc trẻ từ 3-6 tháng tuổi mà sốt lên đến 38,5 độ C thì cần đưa trẻ đến bệnh viện để bác sĩ có cách xử lý kịp thời.
2. Mất nước
Dấu hiệu trẻ bị ốm có thể thấy là trẻ bị mất nước. Dấu hiệu này có thể xảy ra trong tình trạng trẻ ăn kém, bị sốt, ở trong môi trường quá ấm, có hiện tượng nôn mửa hoặc tiêu chảy kéo dài.
Khi bị mất nước trẻ sẽ bị khô miệng và nướu, trẻ sẽ đi tiểu ít hơn so với những ngày thường, khi khóc sẽ không có nước mắt hoặc thóp có vẻ hơi chìm.
3. Tiêu chảy
Tiêu chảy thường xảy ra ở trẻ sơ sinh. Đây là dấu hiệu trẻ bị ốm báo hiệu cha mẹ cần quan tâm hơn đến sức khỏe của trẻ khi thấy có biểu hiện này. Nếu phân của trẻ có máu (máu có thể màu đỏ tươi hoặc màu đen) thì hãy đưa bé đến gặp bác sĩ ngay.
4. Nôn mửa
Hiện tượng nôn mửa không phải là hiện tượng lạ ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, nếu bị nôn mửa thường xuyên thì lại là dấu hiệu trẻ bị ốm đáng lo ngại. Hiện tượng nôn mửa có thể chỉ xảy ra một, hai lần và không quá nghiêm trọng. Đặc biệt lưu tâm hơn, nếu trẻ thường xuyên nôn mửa, có máu khi nôn, nôn ra dung dịch có màu xanh lá cây và thấy trẻ mất nước thì cần đưa ngay đến bệnh viện để các bác sĩ khám và xử lý kịp thời.
Giúp mẹ phân biệt ho cảm lạnh và viêm phổi ở trẻ em
Thuốc tránh thai khẩn cấp 72 giờ có thực sự là thần dược?
Chứng khó thở, chóng mặt và cảm lạnh trong ba tháng đầu thai kỳ
Mách mẹ cách chăm sóc trẻ bị bệnh chân tay miệng an toàn
Tại sao thuốc Panadol lại được sử dụng khi điều trị cảm cúm?
5. Khó thở
Khi thấy trẻ có dấu hiệu như khó thở, cha mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay. Vì đây là dấu hiệu trẻ bị ốm nghiêm trọng. Khi trẻ bị khó thở trẻ sẽ: thở nhanh hơn so với mức bình thường; các mô giữa các xương sườn và phía trên xương cổ, hoặc khi trẻ hít sâu vào sờ thấy vùng bụng bị thụt vào sâu thì tức là trẻ đang bị khó thở. Ngoài ra, trẻ có thể bị khò khè khi thở ra, đầu trẻ nhấp nhô, môi và da có màu hơi xanh cũng là những dấu hiệu của khó thở ở trẻ.
6. Phát ban
Phát ban là hiện tượng thường xảy ra phổ biến ở trẻ em, tuy nhiên nếu phát ban lan ở một vùng rộng thì tức là dấu hiệu trẻ bị ốm cần chú ý. Các nốt phát ban sẽ lan ở mặt, kèm thêm sốt, chảy mà và sưng tây thì phải gọi bác sĩ ngay để kịp thời chẩn đoán và điều trị bệnh.
7. Cảm lạnh
Trẻ nhỏ do hệ miễn dịch kém nên thường dễ bị viêm đường hô hấp trên (URI). Đây là dấu hiệu trẻ bị ốm đễ nhận thấy phổ biến ở trẻ sơ sinh. Viêm đường hô hấp là do virus gây ra. Bệnh thường kéo dài một hoặc hai tuần và kèm theo biểu hiện như: chảy nước mũi, sốt và chán ăn trong một vài ngày. Ngoài ra, trẻ còn có thể ho kéo dài 2-3 tuần.
Nếu trẻ bị sốt cao khoảng 38 độ C – 38,5 độ C, phát ban và khó thở, thường xuyên quấy khóc, ho ra máu và ho nặng tiếng không ngừng nghỉ, có hiện tượng nôn mửa thì hãy đưa trẻ đến bệnh viện ngay để được các bác sĩ chẩn đoán và điều trị.
Khi thấy trẻ có bất kì biểu hiện nào bất thường trên cơ thể hoặc trẻ khó chịu thì đó có thể là dấu hiệu trẻ bị ốm, cha mẹ cần chú ý hơn với sức khỏe trẻ và đưa trẻ đi viện khám để phát hiện bệnh kịp thời.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!