Thuốc ngủ có thể giúp bạn ngủ dễ dàng khi bị căng thẳng hoặc do những tình trạng khác làm bạn tỉnh táo. Tất cả thuốc ngủ thường được bác sĩ kê toa và bạn không thể tự mua ngoài tiệm thuốc. Đối với mất ngủ lâu dài, liệu pháp thay đổi hành vi thường là cách điều trị tốt nhất.
Nếu bạn thường xuyên gặp khó khăn để ngủ hoặc không ngủ lâu được (mất ngủ), hãy đến gặp bác sĩ. Việc điều trị tùy thuộc vào nguyên nhân gây mất ngủ, có thể là một tình trạng bệnh lý hoặc rối loạn giấc ngủ. Điều trị nguyên nhân là cách tiếp cận hiệu quả hơn nhiều so với chỉ điều trị các triệu chứng của mất ngủ.
Đối với mất ngủ mãn tính, thay đổi hành vi là cách điều trị tốt nhất, bao gồm ngủ đúng giờ, tập thể dục đều đặn, tránh dùng caffeine, không ngủ vào ban ngày và kiểm soát căng thẳng trong mức cho phép. Tuy nhiên, có những lúc việc bổ sung các thuốc ngủ sẽ giúp bạn ngủ được.
Tất cả thuốc ngủ đều có rủi ro, đặc biệt đối với những người có tình trạng bệnh lý nhất định, bao gồm bệnh gan hoặc bệnh thận. Hãy thảo luận với bác sĩ trước khi dùng thuốc hoặc bất cứ phương pháp nào điều trị mất ngủ.
Các loại thuốc ngủ
Các thuốc ngủ có thể giúp bạn chìm vào giấc ngủ dễ dàng hơn hoặc ngủ lâu hơn, hay cả hai. Tùy vào các loại thuốc, những rủi ro và lợi ích của thuốc ngủ sẽ khác nhau. Để xác định loại thuốc ngủ nào phù hợp với bạn, bác sĩ sẽ:
- Đặt câu hỏi để tìm hiểu rõ về giấc ngủ của bạn
- Yêu cầu các xét nghiệm để loại trừ bất kỳ tình trạng tiềm ẩn gây ra chứng mất ngủ
- Thảo luận về các lựa chọn thuốc ngủ, bao gồm mức độ thường xuyên, thời gian uống và các dạng thuốc như thuốc viên, thuốc xịt vào miệng hoặc viên nén hòa tan
- Kê toa thuốc ngủ trong một khoảng thời gian nhất định để đánh giá những lợi ích và tác dụng phụ của thuốc
- Kiểm tra bạn đã thử toa thuốc ngủ khác do toa thuốc đầu tiên uống không có kết quả sau một đợt điều trị đầy đủ
Lựa chọn thuốc ngủ theo toa bao gồm những điều sau đây.
Thuốc ngủGiúp bạn vào giấc ngủGiúp kéo dài giấc ngủCó thể dẫn đến phụ thuộc
Doxepin (Silenor®)
✔
Estazolam ✔ ✔ ✔
Eszopiclone (Lunesta®) ✔ ✔ ✔
Ramelteon (Rozerem®) ✔
Temazepam (Restoril®) ✔ ✔ ✔
Triazolam (Halcion®) ✔
✔
Zaleplon (Onata®) ✔
✔
Zolpidem (Ambien®, Edluar®, Intermezzo®, Zolpimist®) ✔
✔
Zolpidem được nâng cấp (Ambien CR®) ✔ ✔ ✔
Suvorexant (Belsomra®) ✔ ✔ ✔
Các tác dụng phụ của thuốc ngủ
Luôn hỏi bác sĩ về các tác dụng phụ tiềm ẩn trước khi bạn quyết định sử dụng thuốc ngủ. Tùy thuộc vào loại thuốc, bạn có thể mắc các tác dụng phụ như:
- Chóng mặt hoặc đầu lâng lâng, có thể làm té ngã
- Nhức đầu
- Các vấn đề về đường tiêu hóa như tiêu chảy và buồn nôn
- Buồn ngủ kéo dài, thường xảy ra hơn với các loại thuốc giúp bạn kéo dài giấc ngủ
- Phản ứng dị ứng nặng
- Không hoàn toàn tỉnh táo khi lái xe hoặc ăn uống
- Các vấn đề về trí nhớ ban ngày và hiệu quả làm việc
Các thuốc chống trầm cảm có tác dụng an thần
Đôi khi, các thuốc theo toa sử dụng chủ yếu để điều trị trầm cảm có thể làm nhẹ chứng mất ngủ khi dùng liều lượng thấp hơn. Khi mất ngủ đi kèm với trầm cảm hoặc lo âu, thuốc chống trầm cảm có thể cải thiện đồng thời cả hai tình trạng này. Tuy nhiên, phương pháp này vẫn chưa được các chuyên gia chấp nhận.
Các tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm có tác dụng an thần
Thuốc chống trầm cảm có tác dụng an thần có thể bao gồm các tác dụng phụ như:
- Chóng mặt và kém minh mẫn
- Nhức đầu
- Buồn ngủ kéo dài
- Khô miệng
- Buồn nôn
- Tim đập thất thường
- Tăng cân
- Các vấn đề về trí nhớ ban ngày và hiệu quả làm việc
- Táo bón
Cân nhắc sự an toàn
Các thuốc ngủ cũng như thuốc chống trầm cảm nhất định có thể không an toàn cho những người đang mang thai, cho con bú hoặc lớn tuổi. Sử dụng các thuốc này có thể làm người lớn tuổi dễ bị té ngã vào ban đêm và gây chấn thương. Nếu bạn đã có tuổi, bác sĩ có thể kê toa một liều thuốc thấp hơn để giảm các nguy cơ này.
Một số tình trạng sức khỏe ví dụ như bệnh thận, huyết áp thấp, vấn đề về nhịp tim (loạn nhịp tim) hoặc có tiền sử động kinh, có thể phải hạn chế việc sử dụng thuốc ngủ. Ngoài ra, thuốc ngủ cũng có thể tương tác với các thuốc khác. Nếu bạn uống thời gian dài có thể dẫn đến nghiện thuốc, vì vậy điều quan trọng là bạn cần tuân theo chỉ định của bác sĩ.
Sử dụng thuốc ngủ đúng cách
Bạn lưu ý chỉ nên dùng thuốc ngủ khi tất cả các phương pháp khác đều thất bại. Dưới đây là một số lời khuyên về cách sử dụng thuốc an toàn:
- Khám bác sĩ. Trước khi uống thuốc ngủ, bạn hãy gặp bác sĩ để được khám kỹ lưỡng. Thông thường, bác sĩ có thể tìm ra nguyên nhân cụ thể gây mất ngủ. Nếu bạn đang dùng thuốc ngủ hơn một vài tuần, hãy thường xuyên đến gặp bác sĩ để theo dõi tình hình.
- Đọc hướng dẫn sử dụng thuốc. Đọc hướng dẫn dùng thuốc để bạn biết rõ thời gian và cách sử dụng thuốc cũng như các tác dụng phụ tiềm ẩn của thuốc. Nếu bạn có thắc mắc, hãy hỏi dược sĩ hoặc bác sĩ.
- Không bao giờ uống thuốc ngủ cho đến khi bạn đi ngủ. Thuốc ngủ có thể làm cho bạn giảm khả năng nhận thức, làm tăng nguy cơ rơi vào các tình huống nguy hiểm. Vì vậy, bạn nên chờ đến khi đã hoàn tất tất cả các công việc buổi tối và chuẩn bị đi ngủ để uống thuốc.
- Quan sát các tác dụng phụ. Nếu bạn cảm thấy buồn ngủ hoặc chóng mặt vào ban ngày hoặc nếu bạn gặp bất kỳ tác dụng phụ nghiêm trọng khác, hãy nói chuyện với bác sĩ về việc thay đổi liều hoặc dừng thuốc dần. Bạn không uống bất cứ loại thuốc ngủ mới vào đêm trước khi có một cuộc hẹn hoặc sự kiện quan trọng vì không biết thuốc mới sẽ ảnh hưởng đến cơ thể bạn thế nào.
- Tránh uống rượu. Không bao giờ uống rượu chung với thuốc ngủ. Rượu làm tăng tác dụng an thần của thuốc. Ngay cả một lượng nhỏ của rượu kết hợp với thuốc ngủ có thể làm cho bạn cảm thấy chóng mặt, lẫn lộn hoặc ngất xỉu. Kết hợp rượu với một số thuốc ngủ nhất định có thể làm cho bạn thở chậm lại hoặc bất tỉnh. Rượu thực sự có thể gây ra chứng mất ngủ.
- Uống thuốc ngủ đúng theo quy định của bác sĩ.Một số thuốc ngủ theo toa chỉ được sử dụng trong thời gian ngắn. Hãy liên hệ với bác sĩ để được tư vấn. Ngoài ra, bạn không tự uống liều cao hơn so với quy định. Nếu liều ban đầu không tạo ra hiệu quả mong muốn đối với giấc ngủ, không uống thêm thuốc trước khi đến gặp bác sĩ.
- Ngưng thuốc cẩn thận. Khi bạn đã sẵn sàng ngưng dùng thuốc, hãy làm theo hướng dẫn của dược sĩ hoặc bác sĩ hoặc theo hướng dẫn trên nhãn. Một số loại thuốc phải được dừng lại dần dần. Ngoài ra, hãy lưu ý bạn có thể bị mất ngủ hồi phát ngắn hạn trong một vài ngày sau khi ngừng uống thuốc ngủ.
Nếu bạn tiếp tục gặp khó khăn để ngủ, hãy hỏi bác sĩ để được giúp đỡ thêm.
Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:
- 6 điều bạn nên làm sau một đêm mất ngủ
- Bạn nên làm gì khi bị mất ngủ?
- Mất ngủ có thể dẫn đến chứng mất trí nhớ ở người lớn tuổi
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!