Những điều cấm kỵ không được bỏ qua khi ăn hồng

Sống khỏe mạnh - 11/28/2024

Khi ăn hồng, tuyệt đối không sử dụng cùng lúc với thịt ngỗng, khoai lang, các món ăn có chứa chất tanh.

Hồng là loại quả gắn liền với mùa thu, được nhiều người yêu thích nhờ vào mùi vị thơm ngon, giòn ngọt, dễ ăn và đặc biệt là có nhiều lợi ích thiết thực cho sức khỏe. Quả hồng có tác dụng thanh nhiệt, hạ huyết áp, trị bệnh thiếu máu, bị viêm khí quản, tiêu chảy...

Mặc dù giàu chất dinh dưỡng, có nhiều vitamin và nguyên tố khoáng chất nhưng có một số điều cấm kỵ sau đây bạn không thể bỏ qua khi ăn hồng để đảm bảo sử dụng loại quả này một các đúng đắn và hiệu quả nhất:

Không ăn lúc đói

Quả hồng chứa khá nhiều pectin và tanin, nếu bạn ăn trong lúc đói, chúng sẽ kết tụ lại dưới tác dụng của a-xít dạ dày. Khi những khối kết tụ này không xuống được ruột non thông qua môn vị thì sẽ lưu lại trong dạ dày. Về lâu về dài hình thành sỏi.

Nếu sỏi này không được thải ra ngoài theo con đường tự nhiên thì có thể gây tắc nghẽn đường tiêu hóa, có các triệu chứng như nôn mửa, thậm chí nôn cả ra máu, đau quặn bụng trên…

Những điều cấm kỵ không được bỏ qua khi ăn hồng

Hồng là loại quả gắn liền với mùa thu, được nhiều người yêu thích nhờ vào mùi vị thơm ngon (Ảnh minh họa: Internet)

Không ăn hồng khi dùng rượu

Rượu là đồ uống có vị cay hơi đắng và tính nóng, trong khi đó quả hồng có tính hàn. Khi các loại rượu đi vào dạ dày sẽ kích thích bài tiết đường ruột, chất tannin trong quả hồng đi vào dạ dày sẽ tạo thành một chất dính nhầy, sền sệt, dễ dàng kết hợp với cellulose tạo thành cục máu đông. Cục máu này vừa khó tiêu hóa vừa không thể thải ra ngoài, để lâu sẽ gây tắc ruột.

Không ăn hồng với thịt ngỗng

Thịt ngỗng là món ăn rất giàu chất đạm. Khi protein gặp tannin trong quả hồng, nó dễ bị ngưng tụ thành protein acid tannic. Chất này sẽ tích tụ trong dạ dày, nếu trường hợp nặng hơn có thể gây tử vong.

Không ăn hồng kết hợp với khoai lang

Ngoài thịt ngỗng, khoai lang cũng là thực phẩm bạn cần tránh ăn cùng với quả hồng. Nguyên do là khoai lang chứa khá nhiều tinh bột, khi vào trong dạ dày sẽ sản sinh ra một lượng lớn a-xít dạ dày. Nếu bạn ăn thêm vài quả hồng sẽ gây ra tình trạng kết tủa dưới tác động của a-xít dạ dày.

Các chất kết tủa này khi ở cùng nhau, chúng sẽ hình thành sỏi không hòa tan, khó tiêu hóa và không dễ đào thải ra ngoài. Điều này dễ tạo thành sỏi trong dạ dày, nguy hiểm hơn còn đe dọa đến sức khỏe dạ dày của bạn.

Không ăn hồng với món ăn có chất tanh

Theo Đông y, quả hồng và thức ăn có chất tanh (tôm, cua, ca) đều thuộc thực phẩm tính hàn, do đó không thể ăn cùng nhau. Còn đối với y học hiện đại, tôm, cá hay cua đều rất giàu protein, khi chịu sự tác động của tannin có trong hồng rất dễ dẫn đến kết tủa, hình thành nên các sỏi trong dạ dày, để lâu sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Những điều cấm kỵ không được bỏ qua khi ăn hồng

Theo Đông y, quả hồng và thức ăn có chất tanh đều thuộc thực phẩm tính hàn (Ảnh minh họa: Internet)

Không ăn vỏ hồng

Đa số tannin trong quả hồng đều tập trung ở phần vỏ. Khi bạn khử vị chát của hồng, chúng ta cũng không thể khử sạch toàn bộ tannin trong đó. Do vậy, bạn không nên ăn vỏ hồng. Nếu sử dụng cả vỏ hồng, sẽ dễ hình thành cục bã trong dạ dày.

Người bị tiểu đường, bệnh dạ dày, tiêu chảy nên tránh ăn hồng

Trong quả hồng chứa 10,8% carbohydrate, hơn nữa hầu hết là monosacarit và disaccharides đơn giản. Do vậy, sau khi ăn rất dễ bị hấp thụ, khiến đường huyết tăng lên. Với những người mắc bệnh tiểu đường, nhất là những người kém kiểm soát đường huyết là vô cùng có hại.

Ngoài ra, những người bị tiêu chảy, phụ nữ sau sinh, người bị cảm lạnh hay cơ thể suy nhược cũng không nên ăn hồng. Những người bị khó tiêu, viêm dạ dày mãn tính, người bị cắt dạ dày hoặc có chức năng dạ dày kém cũng không nên ăn loại quả này.

HN

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!