Những điều cần biết về thóp đầu trẻ sơ sinh

Kiến Thức Y Học - 05/11/2024

Thông thường, những bà mẹ có kinh nghiệm nuôi con thường hay quan sát và để ý những thay đổi của thóp đầu trẻ. Vậy sự thay đổi của thóp đầu trẻ có ý nghĩa quan trọng thế nào đối với sức khỏe của trẻ? Tại sao thóp đầu trẻ sơ sinh lại thấp?

Thông thường, những bà mẹ có kinh nghiệm nuôi con thường hay quan sát và để ý những thay đổi củathóp đầu trẻ. Vậy sự thay đổi của thóp đầu trẻ có ý nghĩa quan trọng thế nào đối với sức khỏe của trẻ? Tại sao thóp đầu trẻ sơ sinh lại thấp?

1. Thóp đầu trẻ là gì?

Thóp đầu trẻ là do phần đỉnh đầu của trẻ có một phần xương chưa khép hoàn toàn. Thóp có 2 phần: phần thóp trước có hình thoi, đó là khe hở giữa xương trán và xương đỉnh đầu; phần thóp sau có hình tam giác, là khe hở ở giữa xương đỉnh đầu và xương chẩm.

Thông thường, thóp sau của trẻ sẽ gần như khép lại sau khi trẻ chào đời và nếu còn thì chỉ rất nhỏ và sau 4 tháng chào đời gần như đã khép hẳn. Tuy nhiên, thóp trước của trẻ lại phải trải qua một quá trình thay đổi liên tục. Thóp trước của trẻ sơ sinh có kích thước trung bình là 2,1cm và dao động từ 0,6 - 3,6cm. Với trẻ sinh non hay trẻ đủ tháng thì thóp đầu đều tương tự nhau.

Những điều cần biết về thóp đầu trẻ sơ sinh

2. Thời điểm đóng thóp

Thóp đầu trẻ đóng lại khi mẹ sờ lên đỉnh đầu trẻ không thấy còn khoảng da mềm nữa thì tức là thóp đã đóng lại. Trung bình, trẻ thường mất khoảng thời gian là 14 tháng để đóng thóp.

3. Chức năng của thóp

Thóp đầu trẻ có chức năng bảo vệ cho não bộ của trẻ khỏi các tác động bên ngoài. Khi đưa trẻ qua ngã âm đạo, đầu trẻ sẽ bị ép chặt lại. Do đó, các thóp đầu trẻ lúc này sẽ đóng vai trò như là một khoảng hở để não trẻ được đàn hồi và giúp trẻ thoát ra ngoài mà không bị đau hoặc chảy máu trong não, vùng mắt và màng xương.

Ngoài ra, khi trẻ lọt lòng, thóp đầu trẻ đóng vai trò như một cái đệm để bảo vệ não trẻ khỏi chấn động từ bên ngoài khi trẻ bị ngã.

Tuy thóp đầu trẻ chỉ chiếm một diện tích rất nhỏ, nhưng qua tình trạng của thóp có thể phản ánh tình trạng bên trong cơ thể trẻ, có rất nhiều loại bệnh ở trẻ gây biến đổi thóp. Do vậy, các bác sĩ coi thóp như là “cửa sổ” thông qua đó để nhìn và xác định bệnh tật của trẻ, cha mẹ nếu chịu khó quan sát thì thông qua sự thay đổi của thóp đầu trẻ có thể tự xác định được bệnh của trẻ.

4. Kích thước của thóp

Thông thường, hình dạng của thóp đầu trẻ như một hình bình hành và có kích thước từ 0,5 x 0,5cm đến 3 x 3cm. Kích thước lớn nhất và kích thước nhỏ nhất của thóp có một sự chênh lệch khá lớn là do nhiều nguyên nhân khác nhau. Một phần có thể là do kích thước đầu của trẻ quy định. Một phần khác là do trẻ được di truyền. Tuy nhiên, thực đơn của người mẹ trong thai kỳ lại mang tính quy định hơn cả đến kích thước của thóp đầu trẻ. Nếu trong thời gian mang thai, mẹ bổ sung nhiều thức ăn, thức uống có chứa nhiều canxi thì kích thước thóp của trẻ sinh ra sẽ nhỏ hơn.

Những điều cần biết về thóp đầu trẻ sơ sinh

5. Thóp trẻ sơ sinh thấp là do đâu?

Với trẻ bình thường, thóp đầu trẻ thường bằng phẳng. Tuy nhiên, nếu cha mẹ quan sát sẽ thấy thóp đầu trẻ thường phập phồng theo nhịp tim trẻ. Khi sờ lên đỉnh đầu trẻ có thể cảm nhận phần da mềm và lõm xuống.

Nếu thấy thóp đầu trẻ thấp (lõm) có thể quan sát được thì có thể do trẻ đang thiếu nước do nôn, tiêu chảy hoặc trẻ bị suy dinh dưỡng nặng.

Ngoài hiện tượng thóp thấp, thì nếu thóp trước của trẻ phồng lên và trông đầy đặn khác thường, thì có thể do nội sọ tăng áp lực, đây là một trong những biểu hiện của viêm màng não, úng não thủy hoặc huyết áp. Khi thấy biểu hiện này ở trẻ, cha mẹ cần đưa trẻ tới bệnh viện để kịp thời chẩn đoán và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, hiện tượng thóp đầu trẻ nhô lên mỗi khi trẻ khóc thì lại là trường hợp bình thường, cha mẹ không nên lo lắng.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!