Những điều cần tránh khi bé bị viêm phế quản

Kiến Thức Y Học - 11/24/2024

Một trong những bệnh lý đường hô hấp mà chúng ta thường gặp nhất trong cuộc sống đó chính là viêm phế quản. Căn bệnh này hay xảy ra nhất là ở trẻ em. Bệnh tuy không gây tử vong cho trẻ nhưng lại khiến sinh hoạt thường ngày gặp rất nhiều khó khăn. Hãy cùng Lily & WeCare đi tìm hiểu về những điều cần tránh khi bé bị viêm phế quản để giúp bé nhà bạn được an toàn trước căn bệnh này.

Một trong những bệnh lý đường hô hấp mà chúng ta thường gặp nhất trong cuộc sống đó chính là viêm phế quản. Căn bệnh này hay xảy ra nhất là ở trẻ em. Bệnh tuy không gây tử vong cho trẻ nhưng lại khiến sinh hoạt thường ngày gặp rất nhiều khó khăn. Hãy cùng Lily & WeCare đi tìm hiểu về những điều cần tránh khibé bị viêm phế quản để giúp bé nhà bạn được an toàn trước căn bệnh này.

Những điều cần tránh khi bé bị viêm phế quản

Cái nhìn tổng quan về viêm phế quản

Viêm phế quản là tình trạng vùng niêm mạc phế quản của phổi bị viêm nhiễm và bao gồm các triệu chứng cơ bản như ho nhiều, ho ra đờm, khó thở, thở khò khè và khó chịu ở ngực. Viêm phế quản được chia thành hai loại chính là viêm cấp tính và viêm mạn tính – trong đó viêm cấp tính được coi như chứng cảm lạnh ở ngực.

Viêm phế quản cấp tính thường khiến người bị nhiễm bệnh có triệu chứng ho kéo dài khoảng ba tuần và thường là do một loại virus gây ra. Những loại virus này thường lây lan qua không khí và điển hình là có trong khói thuốc lá, bụi bẩn, môi trường sống bị ô nhiễm. Với bệnh nhân bị viêm phế quản cấp tính, quá trình điều trị chỉ cần chú trọng vào việc nghỉ ngơi kết hợp với sử dụng thuốc chống viêm (paracetamol, acetaminophen, thuốc không steroid...) là được.

Viêm phế quản mạn tính có đặc điểm thường kéo theo bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) – được hiểu với triệu chứng ho kéo dài trong ba tháng hoặc hơn, có thể kéo dài dai dẳng hơn 2 năm. Nguyên nhân chủ yếu gây nên viêm phế quản mạn tính là do môi trường sống gây nên (khói thuốc lá, khói bụi...) và yếu tố di truyền (tỉ lệ thấp).

Những điều cần tránh khi bé bị viêm phế quản

Đối với viêm phế quản mạn tính, việc điều trị chú trọng vào các yếu tố như làm sạch không khí và môi trường sống, bỏ thuốc lá, liệu pháp oxy dài hạn, tiêm chủng, cấy ghép phổi và các liệu pháp phục hồi chức năng phổi.

Theo thống kê y tế thế giới, có đến 5% người lớn bị và khoảng 6% trẻ em có ít nhất một lần bị mắc bệnh viêm phế quản mỗi năm. Trong năm 2010, số bệnh nhân chiếm tổng 5% dân số toàn cầu - 329 triệu người. Trong năm 2013, có đến 2,9 triệu người bệnh bị tử vong do biến chứng của bệnh.

(Nguồn: National Heart, Lung and Blood Institute)

Viêm phế quản và những điều bé cần tránh

Như đã nói ở trên, trẻ em là đối tượng rất dễ bị mắc bệnh viêm phế quản, nhất là vào mùa đông có khí hậu hanh khô. Việc hiểu biết về bệnh và biếtnhững điều cần tránh khi bé bị viêm phế quản là điều mà các bậc phụ huynh cần nắm rõ để bảo vệ bé được mạnh khỏe, tránh tình trạng bệnh tái phát nhiều lần biến thành mạn tính là rất nguy hiểm.

Có 2 yếu tố chính giúp làm giảm nhẹ tình trạng bệnh viêm phế quản ở trẻ, đó là yếu tố dinh dưỡng và yếu tố sinh hoạt.

1. Yếu tố dinh dưỡng

- Hạn chế cho bé ăn đồ ăn chiên, xào, rán điển hình như khoai tây chiên, bánh rán, thịt rán... Những đồ ăn này có chứa nhiều dầu, mỡ, chất béo và hàm lượng calo cao khiến triệu chứng khó thở và ho hen bị tăng lên.

- Hạn chế tuyệt đối không cho bé ăn những đồ chua, quá chua, cay, quá cay, nồng, quá nồng như mù tạt, ớt, hạt tiêu, cam, mận, quýt... vì những gia vị và trái cây này sẽ khiến dịch đờm bị tiết ra nhiều hơn và kéo dài tình trạng ho.

- Kiểm soát những thực phẩm như đường tinh luyện, sữa tươi, sữa đặc, bánh kẹo, nước ngọt và những đồ ăn có chứa đường khi định cho bé dùng. Những đồ ăn chứa nhiều chất ngọt sẽ làm cho tình trạng khó thở và đờm diễn ra nhanh hơn.

- Không cho bé ăn các thức ăn mặn và thức ăn chứa nhiều muối, điển hình là đồ ăn đóng hộp, đồ ăn chế biến sẵn, đồ ăn đông lạnh... Những đồ ăn này khiến dịch nhày tích tụ nhiều và làm cho các mô phế quản tăng tình trạng viêm.

- Không cho trẻ tiếp xúc với rượu. Rượu làm rồi loạn nhịp nhở và có nguy cơ làm trẻ bị ngưng thở rất nguy hiểm.

Những điều cần tránh khi bé bị viêm phế quản

2. Yếu tố sinh hoạt

- Cách ly trẻ với những vùng có người đang bị cảm lạnh, cảm cúm và đang bị viêm phế quản. Điều này sẽ giúp cho trẻ được cách ly với những virus và vi khuẩn gây bệnh.

- Cách ly trẻ với môi trường nhiều khói thuốc lá, nhiều chất độc hại và nhiều bụi bẩn.

- Cho trẻ mặc đồ thông thoáng tránh sự nóng nực, đồng thời đảm bảo giữ ấm cho cơ thể bé để giúp bé tránh được cảm lạnh. Tránh để bé ngồi đối diện với quạt.

- Các bậc cha mẹ cần chú ý khi sử dụng điều hòa trong phòng bé, hãy để nhiệt độ trong phòng và nhiệt độ ngoài trời chỉ chênh lệnh nhau dưới 5 độ C. Điều này giúp cho đường thở của bé không bị ảnh hưởng bởi shock nhiệt.

- Đảm bảo cơ thể bé luôn được sạch sẽ, rửa tay thật sạch trước khi ăn uống và sau khi đi đại – tiểu tiện. Đồng thời đảm bảo các đồ dùng, đồ chơi của bé luôn được sạch tránh nấm, mốc, bụi bẩn.

Lưu ý – những điều nên làm cho bé

- Cho bé sử dụng các thực phẩm dễ tiêu nhưng vẫn đủ dinh dưỡng như ngũ cốc, các loại đậu, các loại trứng và một số loại sữa như sữa bò, sữa đậu nành... Đồng thời, cho bé ăn nhiều rau, củ, quả và những trái cây có vị thanh mát như táo chín, quả bơ, dâu tây... Các vitamin C, vitamin E, vitamin A trong những loại thực phẩm trên có tác dụng làm giảm viêm, tiêu sưng hiệu quả.

- Cho bé sử dụng các thực phẩm giàu vitamin D, Canxi... như sữa (sữa không đường) và sữa chua. Những thực phẩm này giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn nên phần nào giúp ích trong việc chữa bệnh viêm phế quản.

- Cho bé uống đủ nước ấm hàng ngày để giúp cơ thể thải độc hiệu quả, tránh tình trạng khô họng.

- Cho bé tham gia các hoạt động thể chất lành mạnh.

Trên đây là toàn bộ những điều cần tránh khi bé bị viêm phế quản, chỉ cần thực hiện tốt những điều trên thì bé sẽ luôn được an toàn trước căn bệnh này, và bệnh cũng sẽ mau chóng thuyên giảm. Chúc cả gia đình luôn khỏe mạnh.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!