Những đối tượng 'cấm' ăn chay

Sống khỏe mạnh - 11/24/2024

Với một số người, chế độ ăn chay có thể phản tác dụng và gây ra những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.

Ăn chay là không ăn các thực phẩm có nguồn gốc từ động vật mà chỉ ăn các loại thức ăn có nguồn gốc từ thực vật như: Ngũ cốc, rau củ, trái cây… Có ba hình thức ăn chay là: Ăn chay thuần túy (còn gọi là ăn chay hoàn toàn hay ăn chay trường), ăn chay không tuyệt đối và ăn chay bán phần.

Đây là một cách ăn bắt nguồn từ nguyên nhân tôn giáo, nhưng hiện nay đã ngày càng trở nên phổ biến vì nhiều người nhận thấy những lợi ích của việc ăn chay đối với sức khỏe. Tuy nhiên, không phải ai ăn chay cũng tốt, có một số đối tượng không nên áp dụng chế độ ăn này.

Người gầy

Do hàm lượng calories tương đối thấp của một chế độ ăn chay điển hình nên nó mang lại lợi ích cho những người thừa cân hoặc béo phì. Tuy nhiên, bên cạnh đó, đây cũng lại có thể là vấn đề đối với những người đã quá gầy. Theo cảnh báo của các chuyên gia dinh dưỡng, những người bị nhẹ cân, cho dù vì rối loạn ăn uống hoặc do các vấn đề khác đều không nên theo đuổi chế độ ăn thuần chay.

Những đối tượng 'cấm' ăn chay

Những người bị nhẹ cân, cho dù vì rối loạn ăn uống hoặc do các vấn đề khác đều không nên theo đuổi chế độ ăn thuần chay (Ảnh minh họa: Internet)

Trẻ em

Trẻ nhỏ là đối tượng cần được đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng một cách hiệu quả nhất có thể. Tính theo đơn vị trọng lượng, trẻ nhỏ có nhu cầu dinh dưỡng cao hơn so với người lớn. Tuy nhiên, việc sắp xếp thời gian (trẻ em thường ham chơi, không tập trung) và không gian (vì dạ dày nhỏ) để cân bằng dinh dưỡng cho trẻ nhỏ lại là một vấn đề.

Vì vậy nên mặc dù có nhiều lợi ích, nhưng một số chuyên gia dinh dưỡng vẫn lo ngại rằng chế độ ăn chay không cung cấp đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu, đặc biệt là sắt, B12 và đạm cho trẻ em phát triển hoàn thiện cả về thể chất lẫn tinh thần.

Đặc biệt, trẻ em ở giai đoạn ăn dặm, cần nhiều vitamin A để tránh rối loạn thị giác và vitamin D để tránh còi xương. Do đó cần cho các bé bú sữa mẹ đầy đủ và sử dụng chế độ ăn dặm nhiều chế phẩm có nguồn gốc động vật để cung cấp đầy đủ hai loại vitamin này. Chế độ ăn chay thường sẽ gây ra nguy cơ thiếu hụt hai loại vitamin này, vốn ít có trong các thực phẩm thực vật.

Bà bầu

Phụ nữ có thai không phải là đối tượng nên ăn chay. Nguyên nhân là vì phụ nữ mang thai thường hay bị thiếu máu, một chế độ ăn chay có thể làm tình trạng này trở nên tồi tệ hơn do thiếu vitamin B12 (vitamin này chỉ có trong thịt và các thức ăn nguốc gốc động vật), thiếu sắt, kẽm, đồng… vì các vi chất này cũng chỉ có nhiều trong thức ăn nguồn gốc động vật. Mặc dù trong thức ăn thực vật cũng có  sắt, kẽm tuy nhiên giá trị sinh học không cao và rất khó hấp thu.

Bà mẹ mang thai mà ăn chay thường xuyên không tăng cân, dễ bị thiếu máu, sinh con nhẹ cân, sinh non hoặc suy dinh dưỡng bào thai. Trong trường hợp tăng cân quá mức thai phụ chỉ nên ăn chay bán phần hoặc ăn chay tương đối. Nghĩa là ăn phối hợp giữa thức ăn động vật và thức ăn thực vật ở tỉ lệ cân đối hợp lí, có thể không ăn thịt nhưng vẫn nên ăn cá, sữa, trứng… Có như vậy mới đảm bảo sức khỏe và sinh em bé khỏe mạnh.

Ngoài ra, những phụ nữ đang cho con bú cũng không nên áp dụng chế độ ăn chay vì khi cơ thể bạn điều chỉnh để hấp thu dinh dưỡng ít ỏi từ chế độ ăn không thịt cá, bạn có thể gặp một số vấn đề về giảm cân và thiếu hụt dinh dưỡng gây nguy hại cho em bé.

Người bị dị ứng thực phẩm

Đối với những người bị dị ứng với thực phẩm, đặc biệt là những người bị dị ứng nặng với tất cả các loại đậu, bao gồm đậu nành và hầu hết các loại hạt khác thì chế độ ăn thuần chay có thể là khó khăn hoặc không thể đạt được hiệu quả. Nhiều trường hợp dị ứng đậu nành cũng dễ có phản ứng với các loại thực phẩm như đậu xanh, lúa mạch đen và bột lúa mạch. Những người này nếu ăn chay sẽ bị thiếu chất đạm trầm trọng và ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe.

Người bị loét dạ dày

Vì rau củ chứa nhiều gluten nên những người bị bệnh loét dạ dày có thể không hấp thu được dinh dưỡng đầy đủ từ một bữa ăn chay, gây nên tình trạng thiếu chất.

Người mắc chứng thiếu máu

Một lượng lớn chất sắt tập trung trong thịt. Nếu người mắc chứng thiếu máu áp dụng một chế độ ăn chay không thịt thì lượng chất sắt sẽ thiếu hụt, tình trạng thiếu máu sẽ trở nên nặng thêm.

Những đối tượng 'cấm' ăn chay

Người mắc chứng thiếu máu áp dụng một chế độ ăn chay không thịt thì lượng chất sắt sẽ thiếu hụt thường xuyên, dễ mắc chứng đau đầu, chóng mặt (Ảnh minh họa: Internet)

Người mới ốm dậy

Những người mới ốm dậy thường rất cần bổ sung chất dinh dưỡng để phục hồi sức khỏe. Tuy nhiên, với một chế độ ăn uống khắt khe như ăn chay, ít chất đạm, ít cholesterol và chất béo thì những người vừa ốm dậy không phải là đối tượng thích hợp của chế độ ăn này.

Người có tiền sử rối loạn ăn uống

Bản thân việc ăn chay không phải là chứng rối loạn ăn uống, tuy nhiên trong một vài trường hợp ăn chay lại tạo điều kiện cho bệnh rối loạn ăn uống có cơ hội bộc phát.

Việc ăn chay và ăn uống thiếu cân bằng có sự tương quan chặt chẽ. Theo đó có khá nhiều người bị biếng ăn và ăn uống không ngon miệng, chán ăn… vì đã tự bỏ đói bản thân hoặc do sử dụng chế độ ăn thuần chay. 

Thu Hoài

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!