Những hiểu nhầm của chị em về vắc xin phòng HPV, đọc xong bài viết này mới vỡ lẽ

Kiến Thức Y Học - 11/24/2024

HPV là viết tắt của virus gây bệnh u nhú ở người. HPV sinh dục là một bệnh lây truyền qua đường tình dục, thường không có triệu chứng và sẽ tự biến mất. Nhưng trong một số trường hợp, HPV có thể gây ra những tình trạng nghiêm trọng hơn như ung thư cổ tử cung.

HPV là viết tắt của virus gây bệnh u nhú ở người. HPV sinh dục là một bệnh lây truyền qua đường tình dục, thường không có triệu chứng và sẽ tự biến mất. Nhưng trong một số trường hợp, HPV có thể gây ra những tình trạng nghiêm trọng hơn như ung thư cổ tử cung.

Những hiểu nhầm của chị em về vắc xin phòng HPV, đọc xong bài viết này mới vỡ lẽ

Vacxin tên là Gardasil (vacxin phòng HPV) đã được phát triển để làm giảm đáng kể nguy cơ của trẻ phát triển các bệnh ung thư liên quan đến HPV và mụn cóc sinh dục.

HPV chỉ ảnh hưởng đến phụ nữ?

Sự thật:Cả nam giới và phụ nữ đều có thể nhiễm HPV. Đây là một bệnh tương đối phổ biến, cứ 5 người thì sẽ có 4 người mắc HPV vào một thời điểm nào đó trong đời.

Mặc dù ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến nhất gây ra bởi HPV, nhưng tình trạng nhiễm trùng dai dẳng cũng được coi là một nguyên nhân dẫn đến ung thư dương vật và ung thư hậu môn, ảnh hưởng đến sức khỏe của nam giới.

Vacxin HPV có thể phòng chống được 70% nguy cơ ung thư cổ tử cung, và cũng có thể phòng chống được đa số các ung thư đường sinh dục ở nam gây ra bởi virus HPV. Thêm vào đó, vacxin có thể chống lại 90% các u nhú vùng sinh dục ở cả nam giới và nữ giới.

Nhưng cũng như những loại vacxin khác, vacxin HPV không bảo vệ được tất cả mọi người đã tiêm chủng và cũng không phòng chống được tất cả các chủng của virus HPV.

Những hiểu nhầm của chị em về vắc xin phòng HPV, đọc xong bài viết này mới vỡ lẽ

Vacxin HPV chưa được kiểm nghiệm và chưa được chứng minh có thể dự phòng được những loại ung thư liên quan đến HPV?

Sự thật:Trong những thử nghiệm lâm sàng ban đầu, vacxin đã được tiêm cho 20.000 phụ nữ từ 16-23 tuổi tại 33 quốc gia, trước khi được sử dụng rộng rãi.

Thử nghiệm này đã chứng minh được hiệu quả gần như 100% của vacxin trong việc phòng ngừa những tế bào bất thường ở cổ tử cung, gây ra do HPV typ 16 và 18 (đây là 2 typ virus có nguy cơ cao gây ra ung thư cổ tử cung).

Những thử nghiệm khác, bao gồm hơn 4.000 nam giới từ 16-26 tuổi đến từ 18 quốc gia cho thấy vacxin có thể đạt 90% hiệu quả trong việc phòng ngừa u nhú sinh dục và các bất thường có liên quan đến ung thư dương vật, và hiệu quả đạt 78% trong việc phòng ngừa ung thư hậu môn, gây ra do HPV typ 6, 11, 16 và 18.

Tôi không thường xuyên quan hệ tình dục nên không cần thiết phải tiêm vacxin?

Sự thật:Bạn có thể sẽ chưa nghĩ đến việc quan hệ tình dục, nhưng vacxin sẽ đạt hiệu quả tốt nhất trước khi bạn tiếp xúc với virus HPV- cũng có nghĩa là trước khi việc quan hệ tình dục diễn ra.

Vacxin sẽ có hiệu quả tốt nhất nếu được tiêm khi còn trẻ. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng, cơ thể sẽ sản xuất ra nhiều kháng thể hơn nếu được tiêm phòng vào cuối tuổi dậy thì. Điều này có nghĩa là bạn sẽ được bảo vệ tốt hơn trước virus HPV trong tương lai.

Chỉ những người có nhiều bạn tình mới cần tiêm HPV?

Sự thật: Bạn có thể nhiễm HPV khi bạn chỉ có duy nhất một bạn tình, thậm chí nhiễm khi quan hệ tình dục lần đầu tiên. Bao cao su có thể bảo vệ bạn một phần nhưng không thể bảo vệ toàn diện khỏi virus HPV bởi nó không bao phủ toàn bộ phần da của vùng sinh dục. Mặc dù vậy, bao cao su có thể bảo vệ bạn khỏi một số bệnh lây qua đường tình dục khác và tránh có thai ngoài ý muốn.

Tiêm vacxin khi tuổi còn quá trẻ sẽ dẫn đến việc quan hệ tình dục bừa bãi?

Sự thật:Chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh cho việc những đứa trẻ được tiêm vacxin sớm sẽ quan hệ tình dục sớm hơn hay có nhiều bạn tình hơn những đứa trẻ không tiêm vacxin. Vacxin góp phần giúp cho quá trình trưởng thành tốt hơn, và nên được tiêm khi trẻ còn ngồi trên ghế nhà trường.

Những hiểu nhầm của chị em về vắc xin phòng HPV, đọc xong bài viết này mới vỡ lẽ

Vacxin HPV có nhiều tác dụng không mong muốn hơn những loại vacxin khác?

Sự thật: Hơn 187 triệu liều vacxin đã được tiêm cho tổng số 130 quốc gia và tất cả những phản ứng không mong muốn đề đã được kiểm soát.

Tất cả các loại vacxin đều có tác dụng không mong muốn. Phản ứng của cơ thể sau khi tiêm vacxin HPV cũng giống như khi được tiêm các loại vacxin khác. Phản ứng không mong muốn phổ biến nhất là đau, đỏ và/hoặc sưng ở vị trí tiêm.

Rất hiếm khi những phản ứng nghiêm trọng hơn xảy ra (như sốc phản vệ). Tất cả mọi người sẽ được giữ lại 15 phút sau khi tiêm để theo dõi. Nếu phản ứng dị ứng xảy ra, nó có thể được cấp cứu và điều trị ngay lập tức. Tất cả các cơ sở tiêm chủng đều được huấn luyện và trang bị để sẵn sàng đối phó với các trường hợp sốc phản vệ như vậy.

Vacxin có thể sẽ đưa virus HPV vào trong cơ thể và gây ung thư?

Sự thật:Vacxin không thể gây ung thư hoặc bất kỳ căn bệnh nào khác liên quan đến HPV. Khi bạn được tiêm vacxin, cơ thể bạn sẽ tạo ra các kháng thể để chống lại virus khi bạn thật sự bị nhiễm virus. Và các kháng thể này sẽ bảo vệ bạn suốt đời khỏi các chủng virus HPV (tùy theo từng loại vacxin), nếu bạn tiêm đúng lịch.

Theo BS Trần Thị Nguyệt Thu/Viện Y học Ứng dụng

Xem thêm:

  • Tiêm vắc-xin phòng ngừa virut HPV để làm gì?
  • Phòng ngừa ung thư cổ tử cung bằng vắcxin HPV

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!