Những món ăn dặm bổ dưỡng giúp bé từ 4-12 tháng tuổi "ăn ngon thun thút không kịp đút"

Thiết Yếu - 11/24/2024

Thông thường, trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bú hoàn toàn sữa mẹ. Từ tháng thứ 6 trở nên được bổ sung thêm sữa công thức và chế độ ăn dặm. Những món ăn dặm ngon, dễ nấu và thích hợp cho từng độ tuổi của các bé.

Thông thường, trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bú hoàn toàn sữa mẹ. Từ tháng thứ 6 trở nên được bổ sung thêm sữa công thức và chế độ ăn dặm. Những món ăn dặm ngon, dễ nấu và thích hợp cho từng độ tuổi của các bé.

Thông thường, trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bú hoàn toàn sữa mẹ. Từ tháng thứ 6 trở nên được bổ sung thêm sữa công thức và chế độ ăn dặm.

Tuy nhiên, trong một vài trường hợp mẹ thiếu sữa hoặc trẻ nhẹ cân, trẻ sơ sinh buộc phải làm quen với các thực phẩm ăn dặm từ khi mới 4, 5 tháng tuổi. Trẻ ở giai đoạn này hệ tiêu hóa còn quá non yếu nên mẹ cần đặc biệt lưu ý khi lựa chọn và chế biến đồ ăn dặm cho con.

Món ăn dặm cho trẻ từ 4-6 tháng tuổi

Khi bé khoảng 4 tháng tuổi, chất dinh dưỡng trong sữa mẹ đã không thể đáp ứng đủ nhu cầu ngày càng tăng của các bé.

Cho bé ăn dặm thêm không chỉ bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ mà còn giúp bé tập nhai, nuốt, thúc đẩy quá trình phát triển răng sữa và chuẩn bị sẵn sàng cho việc cai sữa trong tương lai.

Dưới đây là 2 món thức ăn dinh dưỡng mẹ có thể tham khảo để chuẩn bị cho các bé trong độ tuổi này.

Bột gạo tươi

Nguyên liệu: 15g gạo ngon, nước

Bước 1: Ngâm gạo trong nước ấm khoảng 2 tiếng.

Bước 2: Cho gạo ngâm vào máy xay sinh tố, thêm 3 thìa nước và xay nhuyễn.

Bước 3: Gạn hỗn hợp trong máy xay từ từ vào nồi, gạn đến khi thấy những hạt bột to ở đáy máy thì dừng lại. Thêm 8 thìa nước và đun trên lửa nhỏ. Khuấy đều tay để bột không dính nồi, khi bột sôi thì đun thêm khoảng 2 phút rồi bắc ra để nguội và cho bé ăn.

Những món ăn dặm bổ dưỡng giúp bé từ 4-12 tháng tuổi "ăn ngon thun thút không kịp đút"

Bột gạo là món ăn dặm truyền thống của bao thế hệ trẻ em Việt Nam. (Ảnh minh họa)

Bột gạo đã được chứng minh là có lợi cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Đồng thời, bột gạo giúp kích thích sự bài tiết dịch dạ dày, giúp bé tiêu hóa tốt, thúc đẩy sự hấp thu chất béo, protein của cơ thể.

Cháo kê

Nguyên liệu: kê, nước theo tỉ lệ 1:10.

Bước 1: Ngâm kê trong nước khoảng 30 phút.

Bước 2: Vớt kê ra, cho vào nồi, thêm nước và đun trên lửa nhỏ khoảng 40 phút. Phải đảm bảo cháo kê được nhuyễn và mịn bé mới ăn được.

Bước 3: Tắt lửa, đổ cháo ra bát, đợi nguội và cho bé thưởng thức.

Cháo kê rất giàu dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất như carotene, vitamin B1, B2,... Hàm lượng protein trong kê khoảng 8,9%, chất béo 3%, cao hơn so với gạo tẻ thường từ 1-3%.

Những món ăn dặm bổ dưỡng giúp bé từ 4-12 tháng tuổi "ăn ngon thun thút không kịp đút"

Kê giàu dinh dưỡng hơn nhiều so với gạo tẻ thông thường. (Ảnh minh họa)

Món ăn dặm cho trẻ 7 – 9 tháng tuổi

Khi bé đã 7 tháng tuổi, mẹ có thể thêm các loại thực phẩm giàu protein như lòng đỏ trứng, cá, thịt nạc, đậu hũ vào đồ ăn dặm của bé. Bột cũng có thể nấu đặc hơn hoặc chuyển sang cháo xay.

Ngoài ra, mẹ nên cho thêm một vài loại trái cây, rau củ vào đồ ăn dặm để bổ sung chất xơ cho bé. Nhưng bé vẫn chưa ăn được các loại thức ăn có dầu mỡ, quá mặn hoặc quá cay.

Giai đoạn này cũng là thời điểm các bé thường mọc răng nên mẹ có thể cho bé ăn thêm bánh mì để bé tập nhai. Những món ăn đơn giản dưới đây rất phù hợp với trẻ từ 7-9 tháng tuổi:

Lòng đỏ trứng nghiền

Nguyên liệu: 1 quả trứng gà

Bước 1: Cho trứng vào luộc kĩ khoảng 10 phút. (Trước khi luộc, trứng nên được đánh rửa sạch vì những lỗ nhỏ li ti trên vỏ trứng chứa không ít bụt bẩn, vi khuẩn. Khi gặp nước nóng, những lỗ nhỏ này nở ra khiến vi khuẩn dễ “đột nhập” vào lòng trứng).

Bước 2: Dùng muỗng nghiền nát phần lòng đỏ trứng, thêm nước cho lòng đỏ nhão ra và đánh đều.

Bước 3: Cho bé ăn. Ban đầu mẹ chỉ nên cho bé ăn khoảng 1/8 lòng đỏ trứng, sau đó tăng dần lên 1/4, 1/2 và cả lòng.

Lòng đỏ trứng chứa nhiều hàm lượng sắt cao cũng như vitamin A,D,E và chất béo hòa tan dễ được cơ thể hấp thu và sử dụng.

Súp gà, nấm, rau bắp cải

Nguyên liệu: Gạo, thịt gà, nấm, rau bắp cải, dầu mè.

Bước 1: Thịt gà rửa sạch, luộc chín, bỏ nước luộc đi và xé nhỏ thịt gà. Nấm, rau bắp cải rửa sạch, thái nhỏ. Gạo vo qua một lần nước.

Bước 2: Cho tất cả các nguyên liệu vào nồi áp suất, thêm nước và chút dầu mè rồi ninh trong khoảng 10 phút kể từ lúc sôi.

Bước 3: Đổ súp ra bát và khuấy đều ngay khi còn nóng. Đợi súp nguột rồi cho bé ăn.

Những món ăn dặm bổ dưỡng giúp bé từ 4-12 tháng tuổi "ăn ngon thun thút không kịp đút"

Món súp gà nấm thơm ngon chắc chắn sẽ khiến các bé hài lòng. (Ảnh minh họa)

Món ăn dặm cho bé từ 10 – 12 tháng tuổi

Bé 10 tháng tuổi trở lên đã có thể ăn cháo và một số loại thức ăn mềm. Bé cũng ăn được đa dạng các loại thức ăn hơn và mẹ cũng nên thay đổi nhiều loại cháo để bé đỡ chán. Mẹ có thể tham khảo món cháo giàu dinh dưỡng dưới đây để đổi món cho bé.

Cháo sườn, cà rốt

Nguyên liệu: Xương sườn, cà rốt, khoai lang, gừng.

Bước 1: Xương sườn rửa sạch, chặt miếng. Cà rốt, khoai lang gọt vỏ, rửa sạch, thái hạt lựu.

Bước 2: Cho xương sườn vào ninh trên lửa nhỏ trong vòng 30 phút, có thể thêm chút gừng để khử mùi hôi của xương.

Bước 3: Vớt xương và gừng ra, bỏ cà rốt, khoai lang ninh nhừ rồi dùng thìa nghiền nhuyễn. Cho thêm một bát con gạo để nấu cháo.

Bước 4: Đợi cháo nguội rồi cho bé ăn. Mẹ có thể gỡ thêm phần thịt sườn mềm cho vào cháo và trộn đều.

Theo Khám Phá

Xem thêm:

  • Gợi ý 4 loại thực đơn ăn dặm cho bé theo các tháng tuổi
  • Một số thắc mắc thường gặp khi cho trẻ ăn dặm kiểu Nhật

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!