Viêm gan siêu vi C là một căn bệnh mãn tính có khả năng gây truyền nhiễm khá cao và thường gặp trong lâm sàng. Trong các mục khám sức khỏe thông thường thường không có hạng mục kiểm tra viêm gan C nên có rất nhiều người mắc bệnh mà không biết. Vậy những người có nguy cơ cao mắc bệnh viêm gan C là những người như thế nào? Hãy cùng Lily & WeCare đi tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây.
Tổng quan về viêm gan C
Theo thống kê trên toàn thế giới thì có tới hơn 90% người bị viêm gan C không biết mình mắc bệnh do bệnh viêm gan C thường không có triệu chứng gì rõ ràng, nếu không đi khám thì rất khó để phát hiện mà kể cả là đi khám thì cũng khó phát hiện ra nếu bệnh mới chớm.
Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của y học hiện đại ngày nay, việc xét nghiệm viêm gan C đã dễ dàng hơn và không chỉ giúp xác định được người mắc bệnh mà còn giúp biết được chính xác tình trạng của bệnh, điều này có ý nghĩa rất lớn cho quá trình điều trị viêm gan C. Các xét nghiệm viêm gan C phổ biến nhất hiện nay là anti-HCV, HCV-RNA, serotype HCV...
Bệnh viêm gan C không lây truyền qua con đường tiếp xúc thông thường như nói chuyện, dùng chung bát đũa, ly tách, khăn mặt... Tuy nhiên, bệnh lại lây lan rất nhanh qua 3 con đường là đường máu, đường tình dục và truyền từ mẹ sang con. Trong đó, nguy cơ lây nhiễm virus viêm gan C theo đường máu thường chiếm tỉ lệ cao hơn.
Virus viêm gan C sau khi xâm nhập vào cơ thể có thời gian ủ bệnh khoảng 7 - 8 tuần. Đa số các trường hợp nhiễm viêm gan C cấp tính thường ít có triệu chứng đặc hiệu nên dễ bị nhầm lẫn với các triệu chứng của cảm cúm thông thường.
Có một một số ít trường hợp người bị viêm gan C sẽ tự khỏi mà không cần điều trị bất kỳ loại thuốc nào, số còn lại sẽ phát triển thành bệnh viêm gan C mãn tính (sau 6 tháng khi cơ thể không đào thải được HCV ra ngoài) và tiến triển cho đến khi bệnh chuyển sang xơ gan, ung thư gan.
Những người có nguy cơ cao nhiễm viêm gan C
Những người có nguy cơ cao mắc bệnh viêm gan C là những người hay tiếp xúc với 3 còn đường lây lan chính được kể trên. Tiêu biểu có thể kể đến các đối tượng sau:
- Người được cấy ghép nội tạng hoặc dùng chung ống dịch từ những người bị viêm gan C
- Những người chạy thận nhân tạo, hoặc nhận máu, hoặc sử dụng các sản phẩm từ máu có chứa virus viêm gan C.
- Những người thực hiện hành động quan hệ tình dục không an toàn. Hoặc quan hệ tình dục với những người có tình trạng sức khỏe không rõ ràng như gái mại dâm... Những người tiêm chích ma túy cũng có khả năng cao bị nhiễm virus viêm gan C.
- Nhân viên y tế phải tiếp xúc thường xuyên với các bệnh phẩm có chứa virus HCV như kim tiêm, máy lọc thận hoặc máu bị nhiễm bệnh. Nhất là khi những nhân viên y tế đang có vết thương ngoài da trong quá trình điều trị cho bệnh nhân.
- Trẻ được sinh ra từ mẹ bị viêm gan C.
- Những người có hoạt động xỏ lổ, xăm mình bằng các dụng cụ không được khử trùng đầy đủ.
- Những người dùng chung kim tiêm, hoặc bị kim đâm... trong khi kim có dính máu chứa virus HVC.
- Có quan hệ thân mật với người nhiễm virus viêm gan C bao gồm quan hệ vợ chồng, con cái và những quan hệ tiếp xúc thân mật khác.
- Những người mắc hội chứng suy giảm miễn dịch (HIV).
Người mắc viêm gan C có nguy cơ phải đối mặt với rất nhiều biến chứng nguy hiểm như suy gan, xơ gan hay ung thư gan. Nguy hiểm hơn là bệnh viêm gan C lại là một bệnh tiến triển âm thầm cho đến khi bước vào giai đoạn nặng và có nhiều biến chứng mới phát hiện ra.
Vì vậy, việc kiểm tra khảo sát sức khỏe cho chính mình xem có bị nhiễm virus viêm gan C không có tầm quan trọng rất lớn cho chính bản thân và cho cả những người xung quanh.
Cần làm gì để phòng chống viêm gan virus C?
Điều bạn cần biết là viêm gan C hiện nay vẫn chưa có vắc xin, chính vì vậy mà ta chỉ có thể có những phương pháp phòng tránh như sau:
- Không sử dụng chung bơm kim tiêm, dụng cụ tiêm chích hay những vật dụng cá nhân – nhất là trong bệnh viện.
- Không quan hệ tình dục bừa bãi.
- Không xỏ lỗ tai, xăm mình, châm cứu... và nếu có thì chỉ nên hoạt động tại các cơ sở uy tín, chất lượng và thường xuyên khử trùng dụng cụ.
- Không truyền – nhận máu tại các cơ sở y tế chui không có giấy phép.
- Có ý thức bảo vệ gan và kiểm tra sức khỏe đầy đủ theo định kì.
- Chị em phụ nữ cần chú ý khi trong kì kinh nguyệt (không quan hệ chẳng hạn...) và các bà mẹ nên điều trị khỏi bệnh rồi mới mang thai
Với những người đã bị nhiễm viêm gan C, phải hiểu rằng bệnh không lây lan qua đường hắt hơi, sổ mũi, giao tiếp thân mật (ôm hôn) hoặc giao tiếp xã giao (bắt tay)... nên đừng cách li mình ra khỏi cộng đồng, tuy nhiên vẫn phải giữ mình tránh lây cho mọi người.
Qua bài viết này, bạn đã biết ai là những người có nguy cơ cao mắc bệnh viêm gan C rồi đấy. Nếu bạn thuộc dạng tình nghi bị nhiễm virus viêm gan C thì cần đi xét nghiệm ngay nhé để có thể phát hiện và chữa trị kịp thời. Chúc bạn luôn mạnh khỏe.
5. Xét nghiệm sàng lọc virus viêm gan tại Xander
Nếu nghi ngờ mình đã nhiễm virus viêm gan thì việc làm các xét nghiệm để chẩn đoán bệnh là rất cần thiết.
Hiện Xander có cung cấp Gói sàng lọc virus viêm gan tại nhà giúp chẩn đoán nguy cơ nhiễm các loại virus viêm gan.
Lợi ích khi đến với Xét nghiệm tại nhà Xander
- Mẫu xét nghiệm được lấy tại nhà khách hàng, không mất công chờ xếp hàng, lấy kết quả như khi làm xét nghiệm ở các bệnh viện công.
- 100% mẫu xét nghiệm được thực hiện bằng phòng lab hiện đại của Bệnh viện Đại học Y Hà Nộivà Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương.
- Lấy mẫu đúng giờ, biện luận ngay sau 24h có kết quả mềm.
- Kết quả đảm bảo tính chính xác, có dấu đỏ của bệnh viện, đúng thông tin khách hàng.
Cách tính tổng chi phí xét nghiệm
- Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm + Phí km tăng thêm
- Phí xử lý : 30.000đ
- Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ 300 Đê La Thành nhỏ tới địa chỉ lấy mẫu
* Giá Gói xét nghiệm sàng lọc virus viêm gancủa Xander được cập nhật ở cuối bài viết.
* Với khách hàng muốn xử lí mẫu tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, liên hệ với hotline:(024) 73049779 / 0899190199 để được tư vấn cụ thể.
Địa chỉ:300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội
Giờ làm việc:Thứ 7 - Chủ Nhật: 06:00 - 20:30
Xem thêm:
- Chuyện gì xảy ra nếu bạn mắc Viêm gan C?
- Virus viêm gan C tồn tại bao lâu trong cơ thể người?
Để được bác sĩ gọi điện tư vấn miễn phí về xét nghiệm, hãy để lại thông tin của bạn vào form dưới đây:
Nơi sinh sống Hà Nội Hồ Chí Minh An Giang Bà Rịa - Vũng Tàu Bắc Kạn Bắc Giang Bạc Liêu Bắc Ninh Bến Tre Bình Dương Bình Định Bình Phước Bình Thuận Cao Bằng Cà Mau Cần Thơ Đà Nẵng Đắk Nông Đắk Lắk Đồng Nai Điện Biên Đồng Tháp Gia Lai Hà Giang Hà Nam Hà Tĩnh Hải Dương Hải Phòng Hậu Giang Hòa Bình Hưng Yên Khánh Hòa Kiên Giang Kon Tum Lai Châu Lạng Sơn Lào Cai Lâm Đồng Long An Nam Định Nghệ An Ninh Bình Ninh Thuận Phú Thọ Phú Yên Quảng Bình Quảng Nam Quảng Ngãi Quảng Ninh Quảng Trị Sơn La Sóc Trăng Tây Ninh Thái Bình Thái Nguyên Thanh Hóa Thừa Thiên - Huế Tiền Giang Trà Vinh Tuyên Quang Vĩnh Phúc Vĩnh Long Yên Bái Nước ngoài
Đăng ký nhận tư vấn
Xét nghiệm giang mai âm tính là như thế nào?
Những ảnh hưởng của viêm gan C mà mẹ mang thai cần biết
Bị bệnh giang mai nên đi khám ở đâu tại Thành phố Hồ Chí Minh?
Các đường lây truyền bệnh viêm gan C
Bị sùi mào gà đối mặt với nguy cơ ung thư dương vật và đây chính là con đường lây nhiễm căn bệnh
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!