Nước dừa là loại nước giải khát có nguồn gốc tự nhiên rất được ưa thích trong mùa hè. Tuy nhiên, uống nước dừa sai cách có thể dẫn đến những nguy hại nghiêm trọng cho sức khỏe. Hãy cùng Lily & WeCare khám phá những cách uống "rước họa vào thân" này.
Uống nước dừa vào buổi tối nguy hại đến tính mạng
Buổi tối là thời điểm cơ thể bạn cần được thư giãn, nghỉ ngơi sau một ngày hoạt động mệt mỏi. Nếu bạn uống nước dừa vào buổi tối dễ khiến cơ thể bị lạnh (đặc biệt là uống chung với nước đá). Ba yếu tố tính âm cộng lại (nước dừa, nước đá, ban đêm) khiến bạn dễ bị bệnh. Đặc biệt, người tập võ hay đá bóng cũng kỵ dùng nước dừa trước khi thi đấu vì làm cho gân cơ rã rời, không thể chạy nhanh và có sức bền được.
Bạn chỉ nên uống nước dừa vào buổi sáng hoặc buổi trưa để phát huy tác dụng (vì buổi sáng và buổi trưa thuộc tính dương).
Không nên uống nước dừa thường xuyên
Không nên uống quá 1-2 quả dừa mỗi ngày và cũng không nên uống thường xuyên vì nước chứa có thể gây thừa cân. Uống 2 quả dừa là bạn đã nạp 140 kcal, số lượng kcal bằng nửa bát cơm. Bạn sẽ phải đi bộ 45 phút hoặc đạp xe 20 phút để đốt cháy số năng lượng này. Vì thế, nếu đang thừa cân hoặc béo phì, bạn nên giảm kcal ở những món khác khi đã uống nước dừa.
Ngoài ra, cần chú ý lượng đường trong nước dừa. Nguyên tắc, lượng đường ngọt hấp thụ nhanh của mỗi người trong một ngày không được vượt quá 10% năng lượng khẩu phần, khoảng 180-200 kcal. Như vậy, khi đã uống nước dừa, bạn nên hạn chế các loại hoa quả, đồ uống có đường khác.
Trẻ dưới 6 tháng tuổi không được uống nước dừa
Nước dừa có nhiều công dụng tốt cho trẻ em. Tuy nhiên, do hệ tiêu hóa của bé còn non nớt nên trẻ trên 6 tháng tuổi mới được uống nước dừa. Hãy bắt đầu cho bé uống từ số lượng nhỏ sau đó tăng lên dần. Tuyệt đối không nên cho bé uống quá nhiều và quá nhanh, trẻ dễ bị đầy hơi, khó tiêu và không tốt hệ tiêu hóa của bé.
Không nên uống nước dừa trong 3 tháng đầu thai kỳ
Trong 3 tháng đầu mang thai, chị em không nên uống nước dừa vì khi ấy phôi thai còn nhỏ, nước dừa thuộc tính hàn lạnh, bà bầu uống dừa sẽ không tốt cho quá trình chuyển hóa, ăn uống. Ngoài ra, nước dừa có 2% là chất béo, bà bầu khó tiêu sẽ làm trầm trọng thêm các triệu chứng ốm nghén.
Tuy nhiên, bà bầu sau 3 tháng thai kỳ thì uống nước dừa lại rất tốt, có tác dụng kháng khuẩn, chống táo bón, lợi tiểu... Người bình thường một ngày nên uống khoảng 2 lít nước, bà bầu cần nhiều hơn nên cần thiết uống bổ sung thêm nước dừa.
Dễ sinh bệnh nếu đi nắng về uống nước dừa
Chia sẻ kinh nghiệm sử dụng thuốc Vidatox 30CH để điều trị ung thư phổi
Vitamin E có tác dụng gì cho phụ nữ sau khi sinh?
Mẹ có được ăn đồ tanh sau sinh không?
Hướng dẫn cách dùng bài thuốc chữa tiểu đường từ hạt bưởi
Bật mí cách dùng rau bợ trị tiểu đường cho hiệu quả cao nhất
Theo kinh nghiệm dân gian, nước dừa không phải loại nước có thể dùng để uống khi đi nắng về, vì dễ gây "trúng gió". Các triệu chứng thường gặp trong trường hợp này là ớn lạnh, đầy bụng, hâm hấp sốt, thậm chí sốt cao.
Đặc biệt, nếu vừa thi đấu thể thao hoặc làm những công việc nặng nhọc, mất sức, không nên vội vã uống nước dừa, vì sẽ làm cho chân tay buồn rũ, giảm sức dẻo dai và phản xạ nhanh nhẹn. Nếu có dùng, cần phải uống từ từ từng chút một.
Theo laodong
Xem thêm:
- điều trị bệnh gout hiệu quả với nước dừa và lá trầu không
- Phụ nữ sau khi sinh có nên uống nước dừa không?
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!