Phát hiện và chữa viêm kết mạc cho trẻ như thế nào?

Kiến Thức Y Học - 11/28/2024

Mặc dù viêm kết mạc không được xếp vào hàng các bệnh lý gây nguy hiểm tới tính mạng của trẻ em, song nếu không được phát hiện sớm và điều trị dứt điểm, căn bệnh này cũng có thể làm giảm thị lực của trẻ, gây loét giác mạc, viêm giác mạc, thậm chí khiến trẻ mù lòa.

Mặc dùviêm kết mạc không được xếp vào hàng các bệnh lý gây nguy hiểm tới tính mạng của trẻ em, song nếu không được phát hiện sớm và điều trị dứt điểm, căn bệnh này cũng có thể làm giảm thị lực của trẻ, gây loét giác mạc, viêm giác mạc, thậm chí khiến trẻ mù lòa.

Phát hiện và chữa viêm kết mạc cho trẻ như thế nào?

Viêm kết mạc ở trẻ là gì?

Viêm kết mạc ở trẻ em là bệnh lý viêm nhiễm lớp màng trong suốt bao phủ lòng trắng của mắt, gây đỏ mắt, ngứa rát và chảy nước mắt. Bệnh còn được gọi là tình trạng đau mắt đỏ với khả năng lây lan nhanh qua đường hô hấp.

Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do trẻ bị nhiễm các loại virus, vi khuẩn trong không gian, dị ứng với khói bụi, hóa chất hoặc do dùng chung đồ cá nhân với người mắc bệnh. Trẻ em, đặc biệt là trẻ từ 1 – 5 tuổi là đối tượng dễ mắc viêm kết mạc nhất, do cấu tạo mắt và hệ miễn dịch chưa hoàn thiện.

Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, viêm kết mạc có thể gây ảnh hưởng tới quá trình sinh hoạt, học tập của trẻ em, làm giảm thị lực, loét giác mạc, viêm giác mạc, thậm chí khiến trẻ mù lòa.

Phát hiện và chữa viêm kết mạc cho trẻ như thế nào?

Cách phát hiện viêm kết mạc ở trẻ

Trẻ bị viêm kết mạc thường có biểu hiện chung như sau:

- Cảm thấy ngứa mắt, nháy mắt và liên tục dụi mắt do các yếu tố viêm nhiễm gây kích ứng và làm trẻ cảm giác như có hạt sạn trong mắt, thấy cộm mắt, rất khó chịu.

- Đỏ mắt và chảy nước mắt là kết quả của việc dụi mắt liên tục do ngứa, cộm mắt, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus có cơ hội thâm nhập sâu hơn vào vùng kết mạc, gây ra tình trạng tấy đỏ lòng trắng, kích thích cơ chế bảo vệ mắt của tuyến lệ.

- Do kết mạc bị viêm nhiễm và kích thích nặng nề nên mắt trẻ sẽ nhạy cảm hơn với ánh sáng, thậm chí sợ ánh sáng.

- Khi bị viêm kết mạc do các loại virus nguy hiểm, cơ thể nhiều khả năng sẽ có các biểu hiện như sốt nhẹ, nổi hạch ở tai khiến trẻ mệt mỏi và khó chịu.

Chữa viêm kết mạc cho trẻ như thế nào?

Xác định nguyên nhân gây bệnh

Khi thấy trẻ có biểu hiện của bệnh lý viêm kết mạc, cha mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đi khám để làm các xét nghiệm cần thiết giúp bác sĩ chẩn đoán và tìm ra nguyên nhân gây bệnh, từ đó đưa ra được những loại thuốc phù hợp.

Trong trường hợp trẻ bị viêm kết mạc do vi khuẩn, bác sĩ có thể sẽ cho trẻ sử dụng các loại thuốc nhỏ mắt kháng sinh. Còn nếu viêm kết mạc là do dị ứng, nhiều khả năng trẻ sẽ được sử dụng thuốc nhỏ mắt và thuốc kháng histamin để điều trị. Riêng trường hợp viêm kết mạc do virus, trẻ có thể tự khỏi trong 3 – 4 ngày với điều kiện miễn dịch ổn định.

Phòng ngừa lây lan xung quanh

Viêm kết mạc là một bệnh truyền nhiễm, lây lan nhanh qua đường hô hấp, với khả năng tồn tại của virus lên tới 2 tuần. Do vậy cha mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về tình trạng bệnh trước khi đưa ra quyết định để trẻ nghỉ hay đi học tiếp để tránh nguy cơ lây truyền bệnh từ trẻ sang các bạn xung quanh

Bên cạnh đó cha mẹ cũng nên khuyến khích con đeo khẩu trang thay vì kính mắt để nhằm hạn chế khả năng lây lan qua đường hô hấp của bệnh. Đồng thời không để trẻ dùng chung khăn mặt và các đồ dùng cá nhân để ngăn chặn nguy cơ lây chéo trong gia đình.

Phát hiện và chữa viêm kết mạc cho trẻ như thế nào?

Vệ sinh cá nhân sạch sẽ

Để kiểm soát những tác nhân gây bệnh viêm kết mạc cho trẻ như vi khuẩn và virus, cha mẹ nên khuyến khích các em rửa tay bằng xà phòng sau mỗi lần chạm vào mắt, vệ sinh cơ thể sạch sẽ hàng ngày và nhỏ nước muối sinh lý hoặc thuốc nhỏ mắt thường xuyên theo chỉ định của bác sĩ. Việc vệ sinh sạch sẽ không chỉ giúp phòng tránh nguy cơ lây lan của bệnh mà còn thúc đẩy quá trình điều trị bệnh của trẻ đạt hiệu quả tốt.

Chế độ dinh dưỡng lành mạnh

Một đứa trẻ khỏe mạnh, đủ chất với hệ miễn dịch tốt, chắc chắn sẽ có khả năng đẩy lùi bệnh tật, phục hồi sức khỏe một cách nhanh chóng. Do vậy các bậc phụ huynh cần lưu tâm nhiều hơn tới chế độ dinh dưỡng để tăng khả năng miễn dịch cho trẻ.

Trong bữa ăn hàng ngày cũng cần đảm bảo đầy đủ 4 nhóm chất cơ bản gồm chất đạm, chất đường, chất béo, vitamin và khoáng chất. Lưu ý bổ sung và tăng cường một số loại thực phẩm có chứa vitamin nhóm A tốt cho đôi mắt như thịt bò, hải sản, sữa nguyên kem, khoai lang, cà rốt, rau bina, cải xoăn và dưa đỏ và các loại rau có màu xanh thẫm

Trẻ bị viêm kết mạc cũng cần được tăng cường và bổ sung vitamin C để giúp cải thiện và nâng cao sức khỏe cho hệ miễn dịch. Các thực phẩm chứa nhiều vitamin C bao gồm cam, chanh, bưởi, ớt chuông, dâu tây, việt quất, mâm xôi.

Không nên cho trẻ sử dụng quá nhiều các loại nước có ga, đồ ăn ngọt, nhiều dầu mỡ dễ khiến trẻ thừa cân, béo phì, gây rối loạn sự cân bằng của hệ miễn dịch, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan tới virus, vi khuẩn.

Mong rằng những thông tin trên đây sẽ giúp ích cho các bậc phụ huynh trong việc phát hiện sớm và điều trị đúng cách căn bệnh viêm kết mạc cho trẻ.

Địa chỉ khám chưa viêm kết mạc cho trẻ

Bệnh viện Mắt Trung ương

Địa chỉ số 85 Bà Triệu - phường Nguyễn Du - quận Hai Bà Trưng - Hà Nội

Điện thoại: (04) 3943.8004 – (04) 3826.3966

Giờ làm việc: Thứ hai - chủ nhật: 07:00 - 18:00

Bệnh viện Mắt Trung ương được thành lập năm 1917, ra đời với quy mô 50 giường bệnh (lớn nhất Đông Dương thời bấy giờ). Tới nay bệnh viện đã trở thành một trong những bệnh viện chuyên khoa mắt lớn nhất tại Hà Nội nói riêng và khu vực miền Bắc nói chung. Đội ngũ giáo sư, bác sĩ ở bệnh viện có kinh nghiệm cao, được đào tạo chuyên môn, tận tình chăm sóc và thăm khám bệnh nhân.

Bệnh viện có nhiều khoa chuyên biệt về mắt như: Khoa mắt trẻ em, khoa mắt glocom, khoa mắt viêm màng bồ đào, khoa phẫu thuật... do đó đảm bảo được việc khám cũng như điều trị cho bệnh nhân được chuyên sâu nhất.

Các bệnh nhân sẽ được khám và điều trị bệnh về mắt cụ thể như sau:

  • Tiếp nhận các bệnh nhân khám, cấp cứu về mắt.

  • Thực hiện điều trị nội, ngoại trú cho bệnh nhân theo BHYT hoặc khám bệnh theo yêu cầu.

  • Phối hợp cùng với các cơ sở phòng chống mù lòa cũng như những trung tâm phòng chống bệnh xã hội ở các tỉnh để có thể phát hiện, dập tắt dịch về mắt.

  • Thực hiện phòng bệnh cũng như tuyên truyền phòng các bệnh về mắt.

  • Điều trị, phục hồi các chức năng cho người khiếm thị.

  • Thực hiện phẫu thuật mắt.

Phát hiện và chữa viêm kết mạc cho trẻ như thế nào?

Bệnh viện Nhi Trung ương

Bệnh viện Nhi Trung ương là bệnh viện Nhi khoa tốt nhất Việt Nam và là một trong 3 bệnh viện hàng đầu khu vực trong lĩnh vực Nhi khoa: Cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ trẻ em tốt nhất Việt Nam, đầu tư, ứng dụng các công nghệ cao và hiện đại để đạt được kết quả ngày một tốt hơn cho sức khoẻ trẻ em, phát triển trung tâm đào tạo và nghiên cứu Nhi khoa, chỉ đạo phát triển các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ trẻ em trong cả nước, duy trì các mối quan hệ và hợp tác quốc tế, cung cấp môi trường và điều kiện làm việc tốt nhất cho cán bộ viên chức của bệnh viện. Lợi ích của bệnh nhân và gia đình bệnh nhân luôn là ưu tiên hàng đầu. Tiên tiến nhất trong chăm sóc bệnh nhân và trong các dịch vụ khác, sáng tạo và đổi mới, đoàn kết và hợp tác.

Điện thoại: 0246 2738 532

Địa chỉ: 18/879 La Thành, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội

Khoa Mắt - Bệnh viện Nhi Đồng 1

Bệnh viện Nhi đồng 1 là bệnh viện chuyên khoa nhi, được xây dựng năm 1954 và chính thức hoạt động vào tháng 10 năm 1956 với 268 giường bệnh nội trú. Trải qua hơn 58 năm hoạt động, Bệnh viện chúng tôi ngày càng phát triển vững mạnh với quy mô 1.400 giường nội trú, hơn 1.600 nhân viên; Bệnh viện thu dung trên 1,5 triệu lượt khám và 95.000 lượt điều trị nội trú hàng năm. Hiện nay, chúng tôi tiếp nhận điều trị tất cả các trẻ bệnh từ mới sinh đến 15 tuổi ở thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh.

Khu nội trú tại bệnh viện có đầy đủ các chuyên khoa về nhi. Bệnh viện tập trung phát triển chuyên sâu vào các lĩnh vực sau: Hồi sức cấp cứu nhi, Sơ sinh, Bệnh nhiễm trùng và các dịch bệnh ở trẻ em, Phẫu thuật nhi và điều trị dị tật bẩm sinh có thể can thiệp hiệu quả (trong đó có tim bẩm sinh), Huyết học ung bướu. Khu khám và điều trị trong ngày với 55 phòng khám và 6 phòng mổ về cùng ngày. Bệnh viện có thể tiếp nhận số lượt khám bệnh lên đến 7.000 lượt bệnh nhi mỗi ngày. Các thế mạnh điều trị nhi của bệnh viện là hồi sức cấp cứu – chống độc, sơ sinh, phẫu thuật nhi đủ các chuyên khoa, phẫu thuật tim hở và can thiệp tim mạch kín, điều trị phẫu thuật ung bướu nhi, bệnh lý thận – nội tiết, bệnh lý nhiễm trùng và dịch bệnh ở trẻ em, tai mũi họng nhi và thính học, răng hàm mặt và phẫu thuật hàm mặt nhi, điều trị bệnh võng mạc ở trẻ sơ sinh non tháng. Các chuyên khoa hỗ trợ như vật lý trị liệu – phục hồi chức năng, âm ngữ trị liệu, tâm vận động, tâm lý trị liệu, dinh dưỡng lâm sàng và tiết chế, kiểm soát nhiễm khuẩn cũng là một trong những đơn vị đầu ngành về nhi khoa trong cả nước.

Bệnh viện được xếp hạng là bệnh viện chuyên khoa nhi hạng 1, tuyến cuối về nhi khoa; do sở Y tế thành phố.Hồ Chí Minh trực tiếp quản lý; được Bộ Y tế phân công chỉ đạo tuyến cho khu vực Tây Nam Bộ, thực hiện đề án bệnh viện vệ tinh cho 3 tỉnh Long An – Cần Thơ – Cà Mau; là trung tâm đào tạo thực hành cho Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Khoa Y – Đại học Quốc gia thành phố.Hồ Chí Minh; Bệnh viện còn là cơ sở đào tạo y khoa liên tục do Bộ Y tế cấp mã đào tạo. Bệnh viện là nơi tiếp nhận sinh viên quốc tế đến tham quan, học tập chuyên ngành nhi khoa.

Bệnh viện cũng là một trung tâm hợp tác nghiên cứu lâm sàng về nhi khoa với các viện, bệnh viện đầu ngành trong cả nước, Tổ chức Y tế Thế giới, các đại học và viện nghiên cứu của các nước phát triển. Mục tiêu của Bệnh viện là đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của trẻ em trong môi trường an toàn và thân thiện, với chất lượng chăm sóc cao và đội ngũ nhân viên nhiệt tình, năng động có trình độ chuyên môn tương xứng với một bệnh viện chuyên khoa Nhi đầu ngành của khu vực phía Nam. Với một tập thể đội ngũ 1600 nhân viên nhiệt tình, năng động, có trình độ tay nghề giỏi và trang thiết bị y tế hiện đại, Bệnh viện đã đóng góp rất nhiều vào sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho các cháu bệnh nhi.

Điện thoại: 0283 9271 119

Địa chỉ: 341 Sư Vạn Hạnh, phường 10, quận 10, TP. Hồ Chí Minh

Phát hiện và chữa viêm kết mạc cho trẻ như thế nào?

Bệnh viện Mắt TP. HCM

Tại TP. Hồ Chí Minh thì Bệnh viện Mắt TP. Hồ Chí Minh là bệnh viện chuyên khoa hạng I chuyên ngành Nhãn Khoa hàng đầu của Việt Nam. Bệnh viện chịu trách nhiệm chăm sóc sức khỏe cho nhân dân thành phố và các tỉnh phía Nam, là cơ sở thực hành của Bộ môn mắt – Đại Học Y Dược và Bộ Môn Mắt của ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch. Với cơ cấu trên 750 cán bộ công nhân viên, 270 giường, 8 phòng chức năng và 14 khoa lâm sàng, đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao như 1GS, 3PGS, 7TS, 39 ThS, 37CK2. Với Bệnh viện Mắt TP.HCM thì mục tiêu duy trì và không ngừng nâng cao chất lượng khám và điều trị bệnh.

Địa chỉ: số 280 Điện Biên Phủ, phường 7, quận 3, TP. HCM

ĐT: (028) 39325713 – (028) 39326732

Giờ làm việc:

- Thứ 2 đến 6: 7h-19h

- Thứ 7-CN:7h- 18h

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!