Phòng chống ung thư và giảm cân hiệu quả nhờ su hào

Sống khỏe mạnh - 11/24/2024

Với một số người, việc hạn chế ăn su hào sẽ có lợi hơn cho sức khỏe.

Giá trị dinh dưỡng của su hào

Su hào có các thành phần chính gồm: anbumin, đường, chất xơ, canxi, phốt pho, sắt, vitamin C, a-xít nicotic.

Theo Đông y, su hào có tính mát, vị ngọt hơi đắng, có tác dụng hóa đờm, giải khát, giải độc, lợi thủy, tiêu viêm, giúp dạ dày. Chủ yếu dùng chữa nước tiểu đục, đi ngoài ra máu, nhọt độc không rõ nguyên nhân, tỳ hư hỏa vượng, trúng phong bất tỉnh.

Lợi ích bất ngờ từ su hào

Tốt hệ tiêu hóa

Để hệ tiêu hóa khỏe mạnh, nên ăn su hào vì nó có hàm lượng chất xơ tuyệt vời. Chất xơ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt bằng cách duy trì sức khỏe của ruột và ruột kết. Nó cũng có vai trò quan trọng trong việc duy trì lượng vi khuẩn có lợi trong ruột ở mức cân bằng. Tất cả những yếu tố trên giúp bạn giảm nguy cơ mắc các bệnh ở đường tiêu hóa, bệnh trĩ và ung thư ruột kết.

Giảm cân hiệu quả

Su hào có tới 91% là nước và chứa nhiều chất xơ, ít chất béo. Đây là thực phẩm lý tưởng của người bị béo phì hoặc người muốn giảm cân. Vì hàm lượng chất béo hòa tan ít, không có cholesterol nên tốt cho phòng chống bệnh tim mạch và đột quỵ. Tuy nhiên, đối với những người này nên ăn su hào luộc, nộm, hạn chế ăn su hào xào.

Phòng chống ung thư và giảm cân hiệu quả nhờ su hào

Su hào là thực phẩm của mùa đông với nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe (Ảnh minh họa: Internet)

Phòng chống ung thư

Su hào là một trong những loại rau có nồng độ phytochemical cao. Đặc biệt glucosinolates, được coi là một trong những hợp chất chống oxy hóa quan trọng nhất để ngăn chặn bệnh ung thư, bao gồm ung thư vú và tuyến tiền liệt.

Thanh lọc máu và thận

Su hào được xem là loại thực phẩm cung cấp khá tốt về vitamin C, potassium, vitamin B6, vì vậy, theo các chuyên gia, su hào được đánh giá là loại thực phẩm giúp thanh lọc máu và thận tốt, loại bỏ các chất độc ra khỏi cơ thể, giúp tiêu hóa dễ dàng. Tuy nhiên, nếu ăn nhiều su hào cũng gây hao tổn khí huyết.

Giúp mẹ và thai nhi phát triển tốt hơn

Các vitamin và khoáng chất có trong su hào như selen, a-xít folic, kali, magiê... có thể giúp bổ sung dưỡng chất cho quá trình mang thai của người phụ nữ tốt hơn, đồng thời tăng cường hoạt động não bộ, hệ thần kinh của trẻ khỏe hơn.

Chống cảm cúm cực tốt cho mùa đông

Mùa đông hệ miễn dịch của chúng ta dễ bị tấn công do sự phát triển mạnh của vi-rút, do vậy mà chúng ta dễ bị cảm cúm, ho, xổ mũi và mệt mỏi. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, nếu bạn chăm ăn su hào vào mùa đông, sức khỏe hệ miễn dịch của bạn sẽ được tăng cường tốt hơn.

Lý do là vì trong su hào có chứa rất nhiều vitamin C. Một bát su hào sống có chứa lượng vitamin C nhiều hơn 1,4 lần so với nhu cầu cơ thể cần mỗi ngày.

Tăng cường hệ miễn dịch

Trong su hào có chứa rất nhiều vitamin C. Vào mùa đông, nếu ăn su hào, vitamin C trong su hào sẽ giúp cơ thể tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch. Hệ miễn dịch khỏe mạnh cũng là cơ thể tránh được các bệnh như tim mạch và ung thư. Ngoài ra, vitamin C còn giúp cải thiện sự hấp thụ và phục hồi nguồn cung vitamin E cho cơ thể.

Tốt cho thần kinh và cơ

Su hào cũng là loại củ giàu kali nên rất tốt sức khỏe của cơ thể cũng như chức năng thần kinh. Nó cũng hỗ trợ tích lũy carbohydrate - thành phần được sử dụng như là 'nhiên liệu' cho cơ bắp. Nếu cơ thể nhận đầy đủ lượng kali cũng sẽ giúp bạn xử lý thông tin nhanh và không bị kích động khi gặp chuyện rắc rối.

Phòng chống ung thư và giảm cân hiệu quả nhờ su hào

Su hào rất nhiều lợi ích nhưng có những người nên hạn chế ăn (Ảnh minh họa: Internet)

Những người tuyệt đối không ăn su hào

Su hào là thực phẩm có thể chế biến được với nhiều cách. Tuy nhiên, nếu ăn sống hàm lượng các chất sẽ cao hơn, nhưng có thể gây đau bụng cho một số người khó tiêu hóa.

Kể cả những người bị đau dạ dày, trẻ nhỏ không nên cho món nộm su hào sống hoặc ăn sống trực tiếp. Còn theo Đông y, ăn nhiều su hào sẽ bị hao khí tổn huyết.

Ngoài ra, su hào có thể chứa goitrogens, các hợp chất thực vật thường gặp trong các loại rau họ cải bắp như bông cải, súp lơ… có thể gây sưng tuyến giáp. Vì thế, những người bị rối loạn chức năng tuyến giáp nên hạn chế dùng su hào.

Một số bài thuốc từ su hào:

Tiêu đờm:Thân hoặc lá su hào rửa sạch cắt miếng. Cho dầu vừng vào xào rồi nấu làm canh. Ăn ngày 1 - 2 lần. Hoặc su hào bỏ vỏ giã nát, thêm mật ong. Khi ăn kết hợp uống với nước đã đun sôi.

Miệng khô, khát nước:Su hào cắt miếng, giã nát, cho thêm đường trộn và nước đun sôi, dùng ăn sống.

Tiêu nhọt: Su hào đem giã nát nhừ đắp vào chỗ đau. Hoặc su hào giã nát, vắt lấy nước để uống.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!