Phòng ngừa nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ như thế nào?

Kiến Thức Y Học - 11/24/2024

Trẻ nhỏ do sức đề kháng thấp nên dễ mắc phải nhiều bệnh, trong đó thì các bệnh nhiễm khuẩn là có tỉ lệ tử vong cao nhất. Bên cạnh bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp mà chúng ta vẫn hay nhắc tới thì bệnh nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ cũng là một trong những bệnh các mẹ cần lưu ý.

Trẻ nhỏ do sức đề kháng thấp nên dễ mắc phải nhiều bệnh, trong đó thì các bệnh nhiễm khuẩn là có tỉ lệ tử vong cao nhất. Bên cạnh bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp mà chúng ta vẫn hay nhắc tới thì bệnhnhiễm khuẩn đường ruột ở trẻcũng là một trong những bệnh các mẹ cần lưu ý.

Vì sao trẻ dễ bị bệnh nhiễm khuẩn đường ruột

Nguyên nhân gây nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ là do các vi khuẩn do vi khuẩn Escherichia coli (gọi tắt là E. coli) và vi khuẩn dạng campylobacter gây ra và trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị mắc nhất bởi hệ tiêu hóa của trẻ trong những năm đầu còn non yếu, khả năng chống lại vi khuẩn thấp nên rất dễ bị nhiễm bệnh.

Con đường lây nhiễm bệnh nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ là do trẻ tiếp xúc với các đồ vật có chứa vi khuẩn hoặc tiếp xúc với động vật, gia súc, gia cầm trong nhà. Các nhà khoa học nhận định rằng sự gần gũi của trẻ với các vật nuôi chưa phát triển hoàn thiện sẽ rất dễ khiến trẻ dễ bị nhiễm bệnh.

Phòng ngừa nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ như thế nào?

Biểu hiện và triệu chứng của bệnh nhiễm khuẩn đường ruột

Biểu hiện của bệnh nhiễm khuẩn đường tiêu hóa cấp tính ở trẻ thường là tình trạng đau bụng, mệt mỏi, sốt, tiêu chảy, buồn nôn và nôn. Thời gian ủ bệnh từ 2 đến 5 ngày, ở một số trẻ có thể lên tới 10 ngày tùy vào thể trạng trẻ. Khi đã bị nhiễm khuẩn đường ruột trẻ thường có dấu hiệu đi đại tiện phân lỏng, có thể lẫn với chất nhày và có bạch cầu.

Trong trường hợp trẻ bị nhiễm khuẩn nhẹ, các mẹ hoàn toàn có thể điều trị tại nhà bằng cách cho trẻ uống bù nước, nước cháo muối, nước trái cây pha loãng, hoặc uống oresol cũng giúp trẻ bù lại lượng nước đã mất do đi ngoài nhiều.

Tuy nhiên trong trường hợp trẻ có các dấu hiệu bất thường hay biểu hiện bệnh nặng hơn như tiêu chảy kèm sốt hoặc phân có lẫn máu, trẻ nhìn mệt mỏi, vã nhiều mồ hôi, tay chân bị lạnh, không ăn uống được và bị nôn mửa, tiêu chảy nhiều lần (5-6 lần/giờ), nước phân đục, trẻ không tiểu tiện hoặc tiểu rất ít... thì mẹ cần đưa trẻ tới ngay bệnh viện để điều trị nếu không có thể sẽ nguy hiểm đến tính mạng của con.

Phòng ngừa nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ như thế nào?

Phòng bệnh nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ như thế nào?

Nguyên nhân gây bệnh là do các yếu tố bên ngoài, hoặc do điều kiện ăn uống, vì thế để phòng bệnh viêm đường ruột ở trẻ các mẹ cần cho bé ăn đồ ăn chín, uống nước sôi; đặc biệt cần nấu chín kĩ các thức ăn có nguồn gốc từ gia cầm, gia súc trước khi cho trẻ ăn. Khi vật nuôi trong nhà bị ốm dù là vì bất kỳ lí do gì bố mẹ cũng không nên cho trẻ ôm ấp, gần gũi chúng. Bên cạnh vấn đề thực phẩm, bố mẹ cũng cần vệ sinh tay cho con trước khi ăn và sau khi trẻ đi vệ sinh bằng xà phòng diệt khuẩn và cách rửa tay đúng cách. Bố mẹ cũng có thể cho bé uống men vi sinh để tăng cường sức khỏe cũng như tăng hệ miễn dịch đường tiêu hóa ở trẻ.

Bệnhnhiễm khuẩn đường ruột ở trẻlà một bệnh thường gặp, nhưng lại để lại hậu quả nghiêm trọng, nhẹ thì khiến con mất nước, mệt mỏi, nặng thì có thể dẫn đến tử vong, nên bố mẹ cần hết sức lưu ý. Hy vọng với những thông tin Lily & WeCare cung cấp ở trên cũng phần nào giúp bố mẹ có những thông tin hữu ích về bệnhnhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ. Chúc các con luôn khỏe mạnh.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!