Được biết đến là căn bệnh kinh niên, tới giờ chưa có cách điều trị dứt điểm bệnh tê thấp. Tỉ lệ mắc bệnh hiện nay ngày một gia tăng do lối sống và dinh dưỡng không phù hợp. Thậm chí có những trường hợp chỉ mới 15 tuổi cũng có dấu hiệu của căn bệnh này. Bởi thế, nắm vững những kiến thức cần thiết về bệnh phong tê thấp là điều ai cũng cần làm.
Những điều cần biết về bệnh tê thấp
Tê thấp không dùng cho một bệnh nhất định mà là tên chung cho một chứng bệnh. Chứng bệnh này gây đau chủ yếu ở cơ bắp và khớp. Cơn đau tập trung vào các bộ phận kết nối trong cơ thể. Một số căn bệnh mang chứng bệnh này như gút, viêm cơ đa phát, đau cơ xơ, viêm khớp xương, viêm dây chằng,…
Các bác sỹ nhận định tỉ lệ mắc bệnh phong tê thấp có liên quan chặt chẽ với tuổi tác, giới tính. Bệnh đặc biệt ảnh hưởng tới nữ giới, nhất là sau khi mãn kinh. Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng phụ nữ mắc bệnh này chiếm tỉ lệ cao gấp 3 lần so với nam giới.
Phong tê thấp là chứng bệnh thường gặp ở người già
Ngoài ra, qua nghiên cứu cho thấy, béo phì có liên quan phần nào đến bệnh viêm khớp, một trong những căn bệnh mang chứng bệnh này.
Công việc cũng ảnh hưởng đến khả năng mang bệnh. Một số công việc dễ khiến người lao động bị bệnh viêm khớp xương như: người lao động nặng, vận động viên... Nguyên nhân chủ yếu do xương sụn trong khớp bị đè nặng thường xuyên nên dễ bị mài mòn và thương tổn, từ đó sinh ra bệnh.
Triệu chứng
Triệu chứng chủ yếu của tê thấp là chứng đau, đó là một phần gây chướng ngại chức năng. Chứng đau phổ biến nhất là đau khớp, các bộ phận kết nối với khớp. Thêm vào đó, chứng đau ở chân tay và khắp cơ thể cũng có thể gây biến chứng phù tạng và dây thần kinh. Ngoài ra đau thường xuyên ở cổ, vai, lưng nói chung cũng là những biểu hiện của tê thấp, có trường hợp bệnh đi kèm theo chứng sưng khớp.
Nguyên nhân
Chứng tê thấp được xem là bệnh nan y, việc xác định nguyên nhân bệnh chính vẫn là việc khó khăn. Các bác sỹ cho biết tê thấp có rất nhiều nguyên nhân từ di truyền, miễn dịch đến viêm nhiễm, môi trường… Tất cả nguyên nhân đều có quan hệ nhất định. Vì vậy, việc xác định nguyên nhân chính rất phức tạp.
Từ việc khó phát hiện nguyên nhân chủ yếu, đến nay chứng tê thấp chưa có tiêu chuẩn để chẩn đoán, gây khó khăn cho việc điều trị.
Đau lưng là biểu hiện thường thấy của tê thấp
Ảnh hưởng
Cơn đau của tê thấp khiến người bệnh khó khăn trong việc đi lại, những khi thời tiết thay đổi cơn đau càng mạnh gây ảnh hưởng đến sức khoẻ cũng như khả năng vận động của người bệnh. Để bệnh nặng có thể gây dị hình khớp, liệt, tàn tật, gây suy giảm khả năng miễn dịch và chức năng của nội tạng, thậm chí bệnh có thể dẫn đến tử vong nếu điều trị sai cách, phát hiện quá muộn.
Điều trị
Tê thấp vốn có triệu chứng không rõ rệt ở thời kỳ đâu, hầu hết là các triệu chứng mệt mỏi dễ bị bỏ qua như sưng khớp, đau cơ bắp, mồm và mắt khô, cho nên người bệnh dễ phớt lờ. Về căn bản, bệnh không thể chữa dứt điểm, tuy nhiên, người bệnh có thể ngăn chặn sự tác động của bệnh bằng các biên pháp Đông y. Bạn có có thể đến các viện uy tín để được khám, chuẩn đoán và dùng thuốc đúng loại. Ngoài ra, người bệnh nên thay đổi lối sống, chế độ dinh dưỡng để hạn chế sự phát triển của bệnh.
Cách phòng tránh
Tập luyện mỗi ngày để chống lại bệnh xương khớp mùa đông
Theo TS. Vũ Thị Lừu, chuyên khoa Nội, bệnh viện E, để ngăn chặn bệnh tê thấp, mọi người cần tăng cường vận động và xây dựng lối sinh hoạt điều độ. Khi bị tê nhức chân tay, bạn không nên nghỉ ngơi hoàn toàn, vận động ở mức độ hợp lí có thể giúp tăng cương lưu thông máu, khiến cơn đau nhức được loại bỏ. Bạn nên tham gia một số môn thể thao như bơi, chạy bộ hoặc chọn các bài aerobic nhẹ...
Cần uống đủ nước để sụn và xương dẻo dai, nên tăng cường các thực phẩm chứa nhiều vitamin A (rau củ màu đỏ), vitamin C (trái cây họ cam, chanh, cà chua), vitamin E (trà xanh, lạc) để giúp cơ thể có hệ miễn dịch khoẻ mạnh, chống lại được các tác nhân gây bệnh.
Ngoài ra, để phòng ngừa bệnh này, bạn cần đảm bảo giữ ấm cho mọi thời điểm, nhất là vào mùa lạnh. Việc để cơ thể tiếp xúc trực tiếp với không khí lạnh, ẩm dễ khiến bạn bị tê thấp.
>> Xem thêm: CHUYÊN ĐỀ: Phòng chống bệnh khớp khi đông về
Ảnh minh họa: Internet
Thanh Nguyên
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!