Rối loạn lo âu vì sắp thi cử

Cần biết - 04/19/2024

Thời gian này, học sinh đang bước vào giai đoạn nước rút để chuẩn bị cho các kì thi quan trọng như kỳ thi vào lớp 10, kì thi tốt nghiệp phổ thông trung học.

Đây cũng là thời điểm nhiều học sinh rơi vào trạng thái khủng hoảng và lo lắng quá mức.

Bác sĩ của Songkhoe.vn nhận được rất nhiều câu hỏi từ đối tượng học sinh. Trường hợp một học sinh 18 tuổi chuẩn bị bước vào kì thi tốt nghiệp lo lắng gửi cho bác sĩ với tâm trạng thường xuyên bồn chồn, tay chân toát mồ hôi, người lạnh ngắt. Cứ nghĩ đến kì thi nam sinh lại thấy hoảng loạn, ăn ngủ không yên và thường xuyên mất ngủ. Học sinh này rất muốn biết làm cách nào để khắc phục tình trạng trên.

Tình trạng này khá phổ biến và bố mẹ phải sớm phát hiện để kịp thời khắc phục, đồng hành cùng con, nếu tình trạng diễn ra lâu dài sẽ khiến con thêm căng thẳng, thậm chí rơi vào trạng thái trầm cảm.

Trước những lo lắng về trình trạng này, bác sĩ Nguyễn Thị Hòa, giảng viên Trường Cao đẳng Y tế Hà Nội cho biết:

Nguyên nhân rồi loạn lo lâu

Lo lắng là một phản ứng thông thường của cơ thể. Trạng thái tinh thần này xuất hiện khi bạn đương đầu với những tình huống căng thẳng trong cuộc sống. Nhưng nếu thường xuyên thấy bất an mà không rõ căn nguyên, rất có thể bạn đang mắc chứng rối loạn lo âu do suy nhược thần kinh. 

Rối loạn lo âu là biểu hiện thường gặp của suy nhược thần kinh. Chứng bệnh này đi kèm với các dấu hiệu khác như trầm cảm, chán ăn, mệt mỏi, suy nhược cơ thể…

Người bệnh mắc chứng rối loạn lo âu thường tự nhiên có cảm giác hoảng sợ mà không xác định được nguyên nhân rõ ràng. Theo thống kê, khoảng 273 triệu người (chiếm 4,5% dân số) trên thế giới từng mắc chứng bệnh này, trong đó nữ giới thường gặp hơn. Rối loạn lo âu bao gồm nhiều yếu tố khác nhau gây ra như:

 - Sang chấn tâm lý: Gặp cú sốc về mặt tinh thần (thi trượt, bố mẹ ly hôn, người thân mất... ). 

- Thường xuyên sử dụng các loại chất kích thích như cà phê, rượu, thuốc ngủ khiến tình trạng lo âu thêm nặng.

 - Căng thẳng thần kinh (stress): Mối lo về một việc quan trọng, lo về tài chính hoặc bệnh tật mãn tính có thể gây rối loạn lo âu. Tình trạng này thường gặp ở người già hoặc người trẻ tuổi làm việc trong môi trường áp lực cao. 

- Theo các nghiên cứu, yếu tố gia đình cũng liên quan đến việc mắc chứng rối loạn lo âu. Trẻ sinh ra trong gia đình có người lớn mắc bệnh thường bị nguy cơ cao gấp 6 lần so với bình thường. Ngày nay, có rất nhiều lời khuyên cho việc chữa trị chứng rối loạn lo âu. Tuy nhiên, điều trị tâm lý là mấu chốt quan trọng nhất nhằm giúp bệnh nhân quen dần với vấn đề làm họ hoảng sợ, góp phần cải thiện bệnh, tránh sự trở lại của những biểu hiện tiêu cực. 

Rối loạn lo âu vì sắp thi cử

Sĩ tử và mùa thi. Ảnh: Suckhoedoisong.vn.

Phòng ngừa rối loạn lo âu

Chúng ta có thể phòng ngừa chứng bệnh này bằng cách: 

- Thực hành lối sống lành mạnh như dinh dưỡng hợp lý, ngủ đủ giấc, tập thể dục. - Không lạm dụng rượu bia, chất kích thích. 

- Tích cực giao lưu, tham gia các hoạt động xã hội để mở rộng mối quan hệ cũng như tránh được tâm lý chán nản. 

- Đôi khi, chia sẻ với người thân những nỗi buồn, lo lắng hay tình trạng suy nhược (cơ thể, thần kinh) sẽ làm cho tâm lý được giải tỏa, thoải mái và lạc quan hơn về cuộc sống.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!