Rối loạn nhịp tim uống thuốc gì thì tốt và hiệu quả nhất là tahwcs mắc của tất cả những người mắc chứng bệnh này. Các nhóm thuốc trong điều trị rối loạn nhịp tim rất phổ biến, đa dạng và có những chức năng nổi bật riêng áp dụng cho từng trường hợp bệnh nhân cụ thể.
Tác dụng của thuốc trong điều trị rối loạn nhịp tim
Sử dụng các loại thuốc trong điều trị rối loạn nhịp tim được xem là phương pháp chính, chủ lực trong các phương pháp điều trị. Các nhóm thuốc được áp dụng với hầu hết các lứa tuổi và loại bệnh khác nhau. Bệnh nhân được chỉ định phương pháp điều trị có thể sử dụng thuốc đơn thuần, sử dụng thuốc kết hợp vật lý trị liệu hoặc sử dụng thuốc sau phẫu thuật với các chức năng điều trị hoặc hỗ trợ điều trị khác nhau.
Hiện nay, hai loại thuốc chính được sử dụng trong điều trị rối loạn nhịp tim là nhóm thuốc tây y và nhóm thuốc đông y. Mục đích sử dụng và tác dụng mà các nhóm thuốc mang lại là không hoàn toàn giống nhau nhưng đều giúp điều hòa nhịp tim, tăng cường thể trạng sức khỏe cho bệnh nhân. Cụ thể:
- Tác dụng chính của các nhóm thuốc tây y là giúp hỗ trợ ổn định nhịp tim nhanh chóng và hiệu quả. Các loại thuốc ức chế nhịp tim đập chậm lại hoặc tăng nhịp tim đập nhanh hơn để đạt mức ổn định như người bình thường. Tuy nhiên các nhóm thuốc tây lại có nhược điểm là gây ảnh hưởng tới sức khỏe người sử dụng. Tác dụng phụ nhẹ có thể gây sa sút sức khỏe, chán ăn, mệt mỏi, mất nước...., những trường hợp nặng hơn có thể biến chứng ảnh hưởng đến tim, gan, thận hoặc hệ thần kinh.
- Tác dụng chính của các nhóm thuốc đông y chủ yếu giúp điều trị âm hư hỏa vượng, bổ huyết khí, điều hòa âm dương, trị đờm, huyết ứ và dưỡng âm tán thần. Đây là những loại bệnh lý tích tụ trong cơ thể mà theo đông y người rối loạn nhịp tim mắc phải. Nhìn chung các nhóm thuốc đông y không có tác dụng hiệu quả nhan chóng như tây y nhưng lại có tác dụng điều trị lâu dài mà không lo lắng gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm cho cơ thể như thuốc tây y.
Rối loạn nhịp tim uống thuốc gì?
Các nhóm thuốc tây y
Thuốc tây y điều trị rối loạn nhịp tim thông thường được chia làm 4 nhóm với chức năng khác nhau:
- Nhóm thuốc ổn định màng tế bào với tác dụng chủ yếu là gây ức chế co bóp tim (nhóm 1a), hạn chế sự ức chế co bóp tim (nhóm 1b), ức chế co bóp tim và hạn chế sự ức chế co bóp tim (nhóm 1c).
- Nhóm thuốc ức chế Beta giao cảm giúp tế bào tạo nhịp, giảm nồng độ catecholamine từ đó tạo tác dụng giao cảm nội tại hoặc không.
- Nhóm thuốc Amidorone hạn chế sự giảm co bóp của tim dành cho người rối loạn nhịp tim nhanh.
- Nhóm thuốc ức chế kênh Canxi làm giảm sự co bóp tim, phổ biến gồm thuốc Verapamin, thuốc Adalat và thuốc Niphedipin.
Các nhóm thuốc Đông y
Đông y nghiên cứu và chia bệnh nhân rối loạn nhịp tim sau khi thăm khám và chuẩn đoán nhịp tim thành các nhóm cụ thể khác nhau:
- Nhóm khí âm lương hư gây nên tình trạng đập trống ngực do nhịp tim nhanh, mệt mỏi, khó ăn uống, khó ngủ, khó tiêu.
- Nhóm âm hư hỏa vượng với tình trạng tim đập bất thường, chóng mặt, hoa mắt, tâm trạng hay hồi hộp và nhức mỏi xương khớp.
- Nhóm tâm tỳ lưỡng với tình trạng thần kinh bị ảnh hưởng nặng, cơ thể mệt mỏi, chán ăn.
- Nhóm thận dương hư với biểu hiện chính là sự phù nề cơ thể, sắc da tái, đau nhức xương khớp, mất ngủ, kém ăn.
Tùy thuộc vào từng nhóm bệnh nhân trên và tùy thuộc vào tình trạng nặng nhẹ khác nhau mà các vị thuốc nam được gia giảm cho phù hợp nhất. Các vị thuốc nam trong đông y dùng để điều trị dành cho nhân nhân rối loạn nhịp tim gồm có: đảng sâm, đường quy, bạch truật, thục địa, thục linh, phụ tử, nhục quế... Các loại thuốc trên thường được kết hợp với nhau và sắc uống thay nước trong ngày.
Ăn thịt màu đỏ không tốt cho người mắc bệnh tim mạch?
Vì sao người thuộc nhóm máu A không nên ăn thịt đỏ?
Chỉ số mỡ máu của người bình thường là bao nhiêu?
Ô nhiễm không khí: Nguyên nhân hàng đầu gây bệnh hô hấp và ung thư phổi
Bị bệnh hẹp van tim nên mổ ở viện nào tại Hà Nội?
Khi sử dụng thuốc điều trị rối loạn nhịp tim cần chú ý gì?
- Tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ trong liều lượng và các loại thuốc uống. Không tự ý cắt giảm, tăng hoặc sử dụng các loại thuốc khác (thực phẩm chức năng hỗ trợ) mà không hỏi ý kiến bác sĩ.
- Xây dựng chế đô ăn uống lành mạnh với nhiều rau củ quả, đồ ăn sạch nấu chín, hạn chế các loại chất béo, đường mỡ, chất kích thích, chất cồn hoặc đồ ăn quá cay.
- Trong quá trình sử dụng nếu bạn khỏe mạnh có thể kết hợp vật lý trị liệu hoặc các bài tập thể dục phù hợp với sức khỏe và tuyệt đối không được tập luyện quá sức.
Trong điều trị rối loạn nhịp tim, bạn hoàn toàn có thể áp dụng kết hợp điều trị bằng cả đông y và tây y. Tuy nhiên phải hỏi ý kiến bác sĩ và tuyệt đối tuân thủ ý kiến chỉ định được đưa ra. Bên cạnh việc rối loạn nhịp tim nên uống thuốc bạn cũng cần lưu ý có chế độ ăn uống và lạnh mạnh hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả cũng như tăng cường sức khỏe.
Xem thêm:
- Rối loạn nhịp tim có nguy hiểm không?
- Người bị bệnh rối loạn nhịp tim có nguy hiểm không?
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!