Chữa bệnh xơ vữa động mạch vành bằng việc thay đổi lối sống là chương trình đang được ứng dụng phổ biến và hiệu quả tại Bệnh viện Toàn cầu ở núi Abu, bang Rajasthan, Ấn Độ. Tiến Sĩ, BS B.K Binny, người phụ trách chương trình, đã chia sẻ về cách chữa bệnh này.
Ảnh minh họa
Bốn cơ sở của việc phòng chống chứng xơ vữa động mạch vành:
1. Trách nhiệm của bản thân trong việc củng cố sức mạnh nội tâm
Trong tiếng Anh, healthy có nghĩa là khỏe mạnh, nhưng có thể chiết tự thành hai từ: heal (chữa lành) và thy (bản thân), theo đó cũng có thể hiểu khỏe mạnh là trạng thái bản thân (nội tâm) được chữa lành.
Để chữa lành cho bản thân, ta cần hiểu đúng về hoạt động của tim mạch; mối liên hệ giữa cơ thể - tâm trí; những yếu tố rủi ro về mặt tâm lý; khả năng kiểm soát stress; chế độ ăn uống, luyện tập thể dục, ngủ nghỉ; tình trạng lạm dụng thuốc và việc thường xuyên chú ý thăm khám sức khỏe.
2. Nhận thức về bản thân
Theo tiếng Hindi, swasth có nghĩa là khỏe mạnh, trong đó swa là bản thể nội tâm (tâm hồn), sth là ý thức, vì vậy khỏe mạnh còn là trạng thái ý thức về bản thể nội tâm (tâm hồn).
Ý thức về những điều kiện bên ngoài (cơ thể, vai trò, yếu tố vật chất… những thứ liên tục thay đổi) sẽ gây ra bất an, theo đó là giận dữ, lo lắng, trầm cảm, căng thẳng… Trong khi ý thức nội tại (tâm hồn, cái trường tồn) thì cho ta cảm giác vững tâm, dẫn đến bình an, yêu thương và hạnh phúc. Vì vậy có thể hiểu rằng lối sống lành mạnh chính là lối sống theo ý thức nội tâm.
3. Cái nhìn đa chiều
Hiện tại, y học chỉ nhìn nhận có một chiều, tức là chiều - cơ thể, trong khi con người hoàn toàn không đơn giản như thế, bao hàm cả tâm - thể - trí (3D).
Theo mô hình sức khỏe 3D, sức khỏe là một tiến trình hài hòa các dòng chảy năng lượng: năng lượng tinh thần (năng lượng tràn đầy những phẩm chất như thanh khiết, bình an, yêu thương, hạnh phúc, an lạc… và sức mạnh nội tâm như suy xét, phân định, rút lui, đóng gói, nhẫn nhịn/khoan dung, đối mặt, dung chứa/thích nghi, hợp tác), năng lượng tâm trí (năng lượng của suy nghĩ, cảm xúc, thái độ và ký ức) và năng lượng thể chất (năng lượng từ chế độ ăn uống lành mạnh, luyện tập thể dục, ngủ nghỉ đầy đủ và điều trị y khoa).
4. Quản lý đồng hồ nhịp sinh học
Khi các hoạt động cơ thể đều theo nhịp độ của đồng hồ sinh học, việc tiêu hao năng lượng và stress sẽ giảm, điều đó mang lại lợi ích cho tâm trí, trí tuệ và cơ thể.
Tiến sĩ, bác sĩ B.K Binny
Bài học về cách quản lý stress
Stress là một trạng thái tinh thần, khi mà áp lực (nội tại và bên ngoài) vượt quá ngưỡng chịu đựng của sức mạnh nội tại (cơ chế đương đầu), dẫn đến phóng thích những hoóc-môn gây stress, từ đó gây ra các bệnh về tinh thần và thể chất. Trong tiếng Anh, disease có nghĩa là bệnh tật, nhưng cũng có thể hiểu như sau: dis nghĩa là không, ease nghĩa là dễ dàng, nói cách khác thì mọi bệnh tật đều xuất phát từ những bất an về tinh thần, bất ổn trong nội tâm.
- Thông qua tĩnh lặng, chúng ta có thể gia tăng thêm sức mạnh nội tâm và năng lượng với những phẩm chất tích cực, đó là cơ sở cho một cuộc sống khỏe mạnh, không còn stress. Ngoài ra, tĩnh lặng còn giúp nâng cao lòng quyết tâm trong việc nuôi dưỡng suy nghĩ, cảm xúc, thái độ tích cực; triệt để tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh, luyện tập thể dục, ngủ nghỉ đầy đủ, có thái độ tích cực trong điều trị bệnh và ngưng hút thuốc lá.
- Thông qua chế độ ăn chay ít béo, giàu chất xơ: Ăn khi nào? Ăn uống đúng theo đồng hồ sinh học của cơ thể. Ăn như thế nào? Nhai kỹ, ăn trong trạng thái ý thức nội tâm.
- Thông qua việc tích cực vận động:
Tùy thuộc sức khỏe của mỗi người, các bệnh nhân được yêu cầu đi bộ nhanh 30-45 phút vào buổi sáng sau khi mặt trời mọc và 30 phút đi dạo vào buổi chiều trước khi mặt trời lặn. Trong đó bao gồm 5 phút khởi động, đi bộ từ 20-35 phút và 5 phút thả lỏng.
Các bệnh nhân được yêu cầu đi bộ trong thinh lặng (trong trạng thái ý thức nội tâm) và tránh đi bộ ngay sau khi ăn hay trong điều kiện thời tiết quá lạnh hoặc quá nóng.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!