Theo các chuyên gia dinh dưỡng, cơ thể thiếu kẽm tác tiêu cực tới sự phát triển của trẻ. Thiếu kẽmlà nguyên nhân dẫn đến chậm phát triển chiều cao ở trẻ, rối loạn phát triển xương và gây chậm dậy thì ở trẻ em.
Trong 3 tháng đầu đời, với mỗi cân trọng lượng của mình, trẻ cần được bổ sung 120-140 mcg kẽm. Và nhu cầu về kẽm này có xu hướng tăng nhanh hơn trong giai đoạn trẻ dậy thì. Tuy nhiên, Viện dinh dưỡng Quốc Gia thống kê ở Việt Nam có khoảng 25-40% trẻ em không được bổ sung đầy đủ nhu cầu kẽm cần thiết. Khi thiếu kẽm sẽ dẫn đến tình trạng trẻ biếng ăn, chậm lớn, chậm phát triển chiều cao,hơn thế còn trì hoãn thời gian dậy thì của trẻ dẫn đền trẻ dậy thì chậm so với bạn bè cùng trang lứa.
1. Nguy cơ khi trẻ thiếu kẽm
Kẽm tham gia vào hoạt động hình thành các loại enzyme và tổng hợp protein cho cơ thể. Đặc biệt, kẽm tác động trực tiếp đến quá trình phát triển cân nặng và chiều cao của trẻ. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, việc bổ sung đầy đủ kẽm trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày sẽ giúp trẻ cải thiện đáng kể chiều cao cũng như cân nặng của mình.
Hoạt động các tế bào miễn dịch trong cơ thể cũng được đẩy mạnh hơn nhờ có kẽm, đồng thời cũng giúp các vết thương mau lành hơn. VÌ thế, thiếu kẽm gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của các tế bào miễn dịch, làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, bị các bệnh về đường hô hấp và tiêu chảy....Hơn nữa, thiếu kẽm sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động của các tế bào vị giác, dẫn đến việc trẻ biếng ăn do rối loạn vị giác.
2. Nhu cầu kẽm của trẻ theo độ tuổi
Tùy theo độ tuổi của trẻ, nhu cầu kẽm cũng có thể thay đổi khác nhau. Trẻ từ 0-6 tháng tuổi cần 2mg kẽm/ ngày. trẻ từ 7 -11 tháng là 3 mg/ ngày, trẻ từ 1-3 tuổi là 3mg/ ngày, trẻ từ 4-8 tuổi là 5mg/ ngày, trẻ từ 9-13 tuổi là 8 mg/ ngày, và trẻ từ 14 tuổi trở lên sẽ có như cầu khác nhau giữ bé trai và bé gái. Trong khi các bé gái chỉ cần khoảng 9 mg/ ngày thì các bé trai cần tới 11 mg/ ngày.
Tuy vậy, trong điều kiện tốt nhất, trẻ cũng chỉ hấp thụ khoảng 30% hàm lượng kẽm được cung cấp, còn phần lớn số còn lại sẽ được đẩy ra ngoài thông qua dịch ruột, dịch tụy, mồ hôi hay nước tiểu. Vì vậy, nếu mẹ không chú ý sẽ rất dễ khiến trẻ thiếu kẽm do chế độ dinh dưỡng mỗi ngày chưa đáp ứng đủ nhu cầu của trẻ.
3. Bổ sung kẽm cho trẻ đúng cách
Theo nhiều chuyên gia dinh dưỡng, mẹ cố thể bổ sung kẽm cho cơ thể trẻ bằng cách cho trẻ ăn những loại thực phẩm giàu kẽm như: sò, trai, hàu, thịt nạc đỏ (của bò, lợn), ngũ cốc các loại đậu. Các loại rau củ, trái cây và cá cũng chứa kẽm nhưng không nhiều như các thực phẩm kể trên. Mẹ cũng có thể đề phong trẻ thiếu kẽm sớm với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, bằng việc cho con bú sữa mẹ ít nhất 6 tháng đầu đời để bổ sung đầy đủ lượng kẽm cần thiết cho cơ thể trẻ. So với sữa công thức và sữa tươi thì lượng kẽm trong sữa mẹ dễ hấp thụ hơn nhiều. Ngoài ra, mẹ cũng nên bổ sung vitamin C thêm cho trẻ để tăng khả năng hấp thụ kẽm của trẻ.
Ảnh hưởng của việc thay đổi sữa bầu trong quá trình mang thai
Những món ăn chữa trào ngược dạ dày cực hiệu quả
Trẻ 1 tuổi nên ăn gì để phát triển toàn diện?
Bác sĩ bệnh viện Việt Đức khuyên 6 điều nên làm ngay để bệnh ung thư không gõ cửa
Bệnh gout nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
Bên cạnh đó, với trẻ em mẹ nên chọn thực phẩm có bổ sung kẽm như sữa công thức, bột sinh dưỡng, bánh quy và bánh. Thực phẩm có kẽm được bào chế dưới dạng nano, sẽ giúp trẻ hấp thụ gấp 200 lần so với kẽm ở dạng thông thường. Một sự kết hợp hoàn hảo giữa 3 chất: Canxi nano, Vitamin D3 và MK7 (hay vitamin K2) sẽ giúp hấp thu tối đa canxi vào cơ thể, giúp đó hệ xương và răng được phát triển vững chắc và khỏe mạnh.
Để trẻ phát triển một cách toàn diện, các bậc phụ huynh nên quan tâm và chăm sóc trẻ bằng một hế độ dinh dưỡng an toàn, cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Đồng thời, cần bổ sung đủ dưỡng chất ợp lý và đúng thời điểm, không để xảy ra tình trạng trẻ thiếu kẽm, điều này sẽ giúp trẻ phát triển chiều cao tối đa và có một cơ thể khỏe mạnh.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!