Các bạn biết không? Đối với người mắc HIV thuốc chống phơi nhiễm HIV giúp giảm sự phát triển của virus HIV. Tuy nhiên, khi sử dụng loại thuốc này cần phải lưu ý những tác dụng phụ của nó. Bài viết sau đây, Lily & WeCare sẽ cùng các bạn tìm hiểu rõ hơn về tác dụng phụ của thuốc chống phơi nhiễm HIV.
Thuốc chống phơi nhiễm HIV là gì?
Thuốc chống phơi nhiễm HIV được viết tắt là ARV ( Antiretrovaral) là thuốc kháng virus được dùng cho người bị HIV. Nó có tác dụng làm giảm sự phát triển của virus HIV và làm chậm giai đoạn HIV sang AIDS.
Người bị HIV dùng thuốc chống phơi nhiễm để làm giảm quá trình phát triển của virus HIV. Tuy nhiên, đây cũng là loại thuốc có nhiều tác dụng phụ. Chính vì vậy, khi bệnh nhân được chỉ định sử dụng loại thuốc này cần phải tìm hiểu rõ tác dụng của nó.
Tác dụng phụ của thuốc chống phơi nhiễm bạn cần biết
Gây ảnh hưởng không tốt tới gan
Khi người nhiễm HIV sử dụng thuốc chống phơi nhiễm HIV sẽ có tác động mạnh mẽ tới gan. Vì thuốc có thể ức chế proteases nên rất độc với gan. Nó có thể dẫn tới hủy hoại tế bảo gan và làm tăng men gan. Để không làm ảnh hưởng xấu tới gan, khi điều trị thì bệnh nhân nên lắng nghe sự tư vấn của bác sĩ. Những người có tiền sử về gan cần phải lưu ý nhiều hơn.
Mất ngủ kéo dài
Trong quá trình điều trị, thuốc chống phơi nhiễm HIV làm cho người bệnh phải đối diện với tình trạng mất ngủ. Người bệnh mang trong mình tâm lý không thoải mái và cộng thêm tác dụng phụ của thuốc dẫn tới tình trạng mất ngủ. Để khắc phục tình trạng này, người bệnh nên chú ý tới chế độ nghỉ ngơi và giữ tâm lý thoải mái nhất.
Tiêu chảy
Khi dùng thuốc chống phơi nhiễm HIV người bệnh sẽ gặp tình trạng tiêu chảy. Do những hoạt tính và thành phần của thuốc làm cho quá trình tiêu hóa trong cơ thể của bạn có những thay đổi. Người bệnh nên lưu ý tác dụng phụ này để cung cấp cho bản thân mình những đồ ăn dễ tiêu, có chất dinh dưỡng cao hơn.
Thay đổi thói quen ăn uống những món không tốt cho sức khỏe, uống rượu bia, thuốc lá trong quá trình sử dụng thuốc. Nó sẽ làm phản tác dụng của thuốc cũng như gia tăng những bệnh mới.
Đau đầu
Người nhiễm HIV khi sử dụng thuốc chống phơi nhiễm HIV sẽ có triệu chứng đau đầu. Tuy nhiên, họ có thể sử dụng thuốc giảm đau thông thường như paraectamol để giảm bớt đau.
Nổi ban, khó chịu ở bụng
Đó là một trong những tác dụng của ARV. Khi bị đau bụng liên tục, người bệnh nên tới các cơ sở y tế nơi cấp thuốc để được hướng dẫn thêm, thậm chí phải thay thế bằng thuốc khác hoặc đổi phác đồ khác.
Ngoài ra còn có một số độc tính, tác dụng phụ của ARV có thể gặp khi điều trị HIV như:
Người bệnh sẽ bị bệnh lý thần kinh ngoại vi. Đó là biểu hiện rối loạn cảm giác ngoại vi, chủ yếu đầu chi, đi lại khó khăn.
Người bệnh bị viêm tụy. Khi bị tác dụng phụ này người bệnh dừng ngay dùng thuốc và thay thế bằng ZDV.
Khi dùng thuốc chống phơi nhiễm HIV người bệnh có thể bị tác dụng phụ Phân bố lại mỡ. Biểu hiện tăng tích tụ mỡ ở ngực, bụng, lưng, gáy; teo mô mỡ cánh tay, cẳng chân, mông, má.
Tác dụng phụ của thuốc chống phơi nhiễm HIV dẫn tới độc với thần kinh trung ương. Biểu hiện lẫn lộn, rối loạn tâm thần, trầm cảm. Với tác dụng phụ này, người bệnh cần dừng ngay thuốc và thay thế bằng thuốc khác.
Những trường hợp nào thì dùng thuốc chống phơi nhiễm HIV?
- Tất cả các trường hợp có nguy cơ lây nhiễm HIV ( dù thấp hay cao), người nhiễm HIV đều phải điều trị chống phơi nhiễm HIV bằng thuốc kháng virus (viết tắt là ARV) để bảo vệ cho bạn và người thân xung quanh.
Trên lý thuyết, chỉ khi nào có sự tiếp xúc trực tiếp với máu và các dịch tiết cơ thể của người nhiễm HIV mới dùng thuốc chống phơi nhiễm HIV.
- Khi máu, chất dịch của cơ thể của người nhiễm HIV dính vào các vùng da tổn thương ( chàm, bỏng, vết loét, vết xây xước...) hoặc dính vào mắt, mũi, họng...
- Da bị tổn thương do các ống đựng máu hoặc chất dịch của người nhiễm HIV bị đâm vào
- Quan hệ tình dục với người mắc HIV mà không sử dụng bao cao su.
Khi bạn bị nhiễm HIV, và nguy cơ mắc HIV từ những người bị HIV hãy tới gặp bác sĩ ngay để được nhận sự tư vấn sử dụng thuốc chống phơi nhiễm HIV sớm nhất. Việc sử dụng thuốc có nhiều tác dụng phụ. Vì thế, bạn nên tìm hiểu rõ tác dụng phụ của thuốc chống phơi nhiễm HIV để phòng ngừa những tác dụng phụ đó.
Giới thiệu dịch vụ Xét nghiệm HIV ẩn danh tại Xander
Bạn đang mất ăn, mất ngủ vì nghĩ mình bị nhiễm HIV do quan hệ tình dục không an toàn với bạn tình và nghi ngờ người ấy nhiễm HIV; hay lo lắng không biết mình có thể bị lây HIV không khi bị kim tiêm đâm, bị dính máu từ một người nhiễm HIV? Ngay lúc này bạn nên thực hiện xét nghiệm HIV để kịp thời ứng phó.
Tuy nhiên, với xét nghiệm HIV, không phải ai cũng muốn đến bệnh viện làm, một phần vì e ngại, không muốn công khai lý lịch cá nhân, một phần vì bệnh viện luôn quá tải, sẽ rất mất công phải chờ đợi đến lượt. Vậy nên làm sao đây?
Xét nghiệm tại nhà Xander đã và đang là lựa chọn của rất nhiều người đang nghi ngờ mình bị nhiễm HIV, bởi: Xander là đối tác độc quyền của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và hợp tác với các bệnh viện trung ương khác, có lợi thế tuyệt đối về năng lực chuyên môn y tế như Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Với phương châm Minh bạch tuyệt đối - Chuyên môn hàng đầu - Dịch vụ tiện lợi, Xander cam kết mang lại cho bạn dịch vụ xét nghiệm hữu ích, tiện dụng và nhanh chóng với:
- Xét nghiệm HIV hoàn toàn ẩn danh, mọi thông tin đều được bảo mật.
- Với xét nghiệm tại nhà ở Xander, bạn được làm xét nghiệm tại nhà, sẽ không còn phải mệt mỏi chờ xếp hàng đến lượt hay làm những thủ tục hành chính rườm rà ở bệnh viện.
- Mẫu xét nghiệm được xử lý 100% tại phòng lab của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương với các thiết bị xét nghiệm hiện đại hàng đầu cả nước cùng các bác sĩ có chuyên môn, kinh nghiệm nhiều năm làm việc.
- Được trả kết quả tận nơi với địa chỉ bạn đã đăng kí. Ngoài ra kết quả được trả cả qua email và tra cứu trên website, tối ưu hóa thời gian chờ kết quả.
- Hỗ trợ đặt khám tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.
Những dấu hiệu của bệnh tay chân miệng ở trẻ
Tại sao quan hệ với gái mại dâm bạn nên làm xét nghiệm
Tỷ lệ rách bao cao su khi quan hệ tình dục là bao nhiêu?
Bú sữa mẹ có lây nhiễm HIV/AIDS không?
Mua thuốc chống phơi nhiễm HIV ở đâu?
Chi phí gói xét nghiệm HIV ẩn danh tại Xander
- Giá gói xét nghiệm HIV của Xander đề xuất (mẫu được phân tích tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương): 647,000 đồng.
- Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm + Phí km tăng thêm
- Phí xử lý : 30.000đ
- Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ Đại học Y Hà Nội tới địa chỉ lấy mẫu
* Với khách hàng muốn xử lí mẫu tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, vui lòng liên hệ với hotline: (024) 73049779 / 0984.999.501 để được tư vấn cụ thể.
Địa chỉ:300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội
Giờ làm việc:Thứ Hai - Thứ Sáu: 06:00 - 15:30; Thứ Bảy: 06:00 - 10:00
Xem thêm:
- Nghi ngờ nhiễm HIV: Sau bao lâu thì nên làm xét nghiệm HIV?
- Xét nghiệm HIV âm tính sau 10 tuần: Liệu còn khả năng bị nhiễm sau đó?
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!