Nếu bạn gặp các triệu chứng như ho khan, sốt nhẹ, đau họng, đau đầu... thì có khả năng rất cao bạn đã bị cảm cúm. Bệnh tuy dễ chữa trị nhưng nếu để biến chứng thì cực kỳ nguy hiểm. Có nhiều người thường xuyên bị cảm, bạn có biết tại sao?
Hiện tượng thường xuyên bị cảm cúm
Nếu khi thời tiết chuyển mùa, hoặc bị cảm lạnh... dẫn đến cảm cúm thì đó là chuyện bình thường. Đằng này, trong 1 tháng mà bạn bị cảm cúm đột ngột 3, 4 lần thì đó lại là một chuyện khác.
Tại sao thường xuyên bị cảm? Nếu bạn thường xuyên nhiễm cảm cúm thì phải xem xét lại ngay tình trạng sức khỏe của bản thân. Ngoài ra, bạn cũng sẽ cần phải cân nhắc và lưu tâm trước những căn bệnh sau:
1. Viêm mũi dị ứng hay hen phế quản
Thường bệnh nhân có các biểu hiện của phản ứng sau khi tiếp xúc với dị nguyên (bụi nhà, phấn hoa, lông vũ, nấm mốc, thời tiết...) như buồn buồn, ngứa ở mũi, hắt hơi, chảy mũi, ngạt mũi nếu nghĩ đến hen phế quản nhẹ nếu có triệu chứng mà hay gọi là "cảm nhập phổi" trên 10 lần liên tục hoặc bệnh nhân có thể có khò khè sau gắng sức, sau ho, hắt hơi, hay bị nhiều về đêm và gần sáng.
2. Viêm mũi, xoang mặt cấp hoặc mãn tính
Thường có biểu hiện đau đầu chảy mũi xanh, vàng nhiều, nói giọng mũi, sốt...tắc muic có chu kỳ, hoặc thường xuyên, khó thở đường mũi do dịch tiết hoặc dịch mủ từ mũi và họng, bệnh nhân thấy mệt mỏi nhanh, giảm khả năng học tập và lao động.
3. Viêm họng, viêm amidan cấp hoặc mãn tính
Thường bệnh nhân sẽ có sốt, ho, hắt hơi, đau họng khám họng thấy vùng thành sau họng và amidan phù nề xung huyết mạnh, bệnh nhân còn trẻ nên khám thêm công thức máu, làm xét nghiệm để chẩn đoán thấp tim do liên cầu beta tam huyết nhóm A để có thể điều trị và phòng ngừa thấp tim sớm. Trong viêm amidan hoặc viêm họng mạn tính, có thể thấy trong các hốc amidan, hoặc họng có các dấu chấm mủ, và chất căn bã rất hôi.
4. Một số biến chứng nguy hiểm
Viêm tai giữa
Xảy ra khi vi khuẩn hoặc vi-rút xâm nhập vào phía sau màng nhĩ. Đây là một biến chứng của cảm cúm phổ biến ở trẻ em. Dấu hiệu và triệu chứng điển hình bao gồm đau tai, và trong một số trường hợp nước mũi màu xanh hoặc màu vàng từ mũi đi kèm với một cơn sốt sau một cảm cúm thông thường. Đối với trẻ nhỏ biểu hiện đơn giản chỉ có thể khóc hoặc ngủ li bì.
Hội chứng Reye ở trẻ em
Nguy hiểm nhất là hội chứng Reye ở trẻ em (hội chứng Reye rất ít gặp nhưng biến chứng rất trầm trọng, tỷ lệ tử vong cao). Hội chứng Reye hay xảy ra nhất trong khoảng từ 2 - 16 tuổi, vài ngày sau khi bị cúm. Khi các triệu chứng của cúm có vẻ như đang bớt dần, trẻ đột nhiên buồn nôn và nôn mửa.
Sau đó khoảng 1-2 ngày, trẻ lờ đờ hoặc mê sảng, giật kinh phong rồi đi dần vào hôn mê và có thể tử vong rất nhanh. Do vậy, khi có các triệu chứng của cảm cúm cần điều trị ngay theo chỉ định của bác sĩ, không nên coi thường bệnh mà nguy hại cho sức khoẻ.
Phương pháp phòng chống bệnh cảm cúm
- Để phòng chống bệnh cảm cúm, mọi người cần thực hiện tốt vệ sinh cá nhân:
- Rửa tay hàng ngày bằng xà phòng với nước sạch, thường xuyên súc miệng với nước muối ấm, có thể nhỏ mắt, nhỏ mũi bằng dung dịch natriclorid 0,9% hàng ngày...
- Che miệng khi ho và hắt hơi, không khạc nhổ bừa bãi. Vệ sinh nhà ở, bếp, phòng ngủ cho thoáng, nhiều ánh sáng, không vứt rác tùy tiện...
- Hạn chế tiếp xúc với người bệnh, tránh đến chỗ đông người khi có dịch cảm cúm; Khi tiếp xúc phải đeo khẩu trang để tránh lây nhiễm.
- Người bị cảm cúm cần nghỉ ngơi, tốt nhất là hạn chế tiếp xúc với mọi người xung quanh để tránh lây lan vi-rút.
- Ăn uống đủ chất, tăng cường bổ sung các loại vitamin nhất là vitamin C giúp nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, các thực phẩm giàu vitamin C kể cả là uống thuốc hay các loại hoa quả như táo, cam, quýt, bưởi... đều có tác dụng làm giảm triệu chứng của cúm.
Thai phụ bị viêm mũi dị ứng có được dùng thuốc kháng sinh không?
Cha mẹ thường mắc sai lầm gì khi cho trẻ uống si-rô ho?
Để khỏe mạnh nên tiêm phòng cúm trước khi mang thai bao lâu?
Cách điều trị cảm cúm khi mang thai 3 tháng cuối
Màu sắc nước mũi của trẻ - bí mật không phải mẹ nào cũng biết
- Do bệnh cảm cúm xảy ra quanh năm và ai cũng có thể lây cúm nên việc tiêm vắc-xin phòng bệnh là biện pháp hữu hiệu nhất, tốt nhất nên tiêm khi cơ thể khoẻ mạnh để cơ thể sinh kháng thể phòng chống cúm hiệu quả.
- Không tự ý điều trị bằng kháng sinh:
- Khi bị cảm cúm rất nhiều người thường tự ý mua các loại thuốc kháng sinh, hạ sốt về uống mà không đến cơ sở y tế khám. Điều này hết sức nguy hiểm bởi kháng sinh chỉ tiêu diệt hoặc kìm hãm được các vi khuẩn.
- Thuốc kháng sinh hầu như không có tác dụng đối với vi-rút nên việc tự điều trị kháng sinh với cảm cúm là không đúng và sẽ không giúp bệnh thuyên giảm và làm gia tăng tình trạng kháng thuốc. Thuốc kháng sinh chỉ được dùng trong một số trường hợp phát hiện có dấu hiện của việc nhiễm khuẩn và cần phải dùng theo sự chỉ định của bác sĩ.
Qua bài viết trên, bạn đã hiểu được lý do “Tại sao thường xuyên bị cảm?” rồi chứ. Hãy cẩn thận nếu bạn cứ cảm cúm liên tục không rõ nguyên do, điều tốt nhất bạn nên làm chính là đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt để có thể phát hiện sớm nguyên nhân và trị bệnh cho tốt. Chúc bạn luôn mạnh khỏe!
Xem thêm:
- Bị cảm lạnh phải làm sao?
- Người bị cảm lạnh có nên tắm không?
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!