Thận trọng khi trẻ sơ sinh bị viêm mũi dị ứng

Kiến Thức Y Học - 11/24/2024

Phần lớn trẻ sơ sinh bị mắc viêm mũi dĩ ứng là do tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên như: nấm mốc, bụi bẩn, phấn hoa...Do vậy, cha mẹ cần thận trọng khi trẻ có các biểu hiện như: thường xuyên quấy khóc, nghẹt mũi, thở khò khè, hắt hơi, bỏ bú...bởi đây chính là những dấu hiệu cho thấy trẻ đã bị viêm mũi dị ứng. Những kiến thức Lily & WeCare cung cấp dưới đây sẽ giúp cha mẹ biết cách khắc phục bệnh và chăm sóc cho trẻ đúng cách.

Phần lớn trẻ sơ sinh bị mắc viêm mũi dĩ ứnglà do tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên như: nấm mốc, bụi bẩn, phấn hoa...Do vậy, cha mẹ cần thận trọng khi trẻ có các biểu hiện như: thường xuyên quấy khóc, nghẹt mũi, thở khò khè, hắt hơi, bỏ bú...bởi đây chính là những dấu hiệu cho thấy trẻ đã bị viêm mũi dị ứng. Những kiến thức Lily & WeCare cung cấp dưới đây sẽ giúp cha mẹ biết cách khắc phục bệnh và chăm sóc cho trẻ đúng cách.

Thận trọng khi trẻ sơ sinh bị viêm mũi dị ứng

1. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị viêm mũi dị ứng

Nguyên nhân chủ yếu khiến cho trẻ sơ sinh mắc phải căn bệnh viêm mũi dị ứng là do trẻ bị dị ứng với các yếu tố dị nguyên như: nấm mốc, bụi bẩn, phấn hoa, lông chó mèo hoặc hóa chất có trong một số sản phẩm chăm sóc cho trẻ. Khi trẻ gặp phải những tác nhân này thì lớp niêm mạc của mũi trẻ sẽ bị kích thích và gây ra phản ứng viêm thành viêm mũi dị ứng.

Bệnh viêm mũi dị ứng thường xảy ra ở trẻ đã có cơ địa dị ứng hoặc có bố mẹ cũng từng mắc căn bệnh này. Bệnh viêm mũi dị ứng thường khởi phát mạnh là khi vào mùa xuân do vào thời đểm này không khí thường có khá nhiều phấn hoa, kèm theo là độ ẩm không khí thấp sẽ dễ tạo điều kiện thuận lợi cho nấm mốc phát triển và gây bệnh viêm mũi dị ứng cho trẻ.

Thận trọng khi trẻ sơ sinh bị viêm mũi dị ứng

2. Các biểu hiện bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ sơ sinh

Cha mẹ nên thận trọng với bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ khi thấy trẻ có những biểu hiện dưới đây:

- Trẻ bị ngứa mũi, hay lấy tay dụi vào mũi , kèm theo là những tràng hắt hơi liên tục

- Trẻ còn có thể bị sốt cao lên tới 39 độ, điều này sẽ khiến cho trẻ cảm thấy khó chịu và thường hay quấy khóc, trẻ trở nên biếng ăn.

- Trẻ bị viêm mũi dị ứng thường ngủ mê man vào ban ngày nhưng lại hay quấy khóc và bắt mẹ bế trên tay khi về đêm.

- Trẻ sẽ xuất hiện tình trạng khó thở, chảy nước mũi, thở khò khè, nghẹt mũi.

- Khi quan sát hai bên hốc mũi của trẻ cha mẹ sẽ thấy có hiện tượng sưng huyết, niêm mạc mũi đỏ và hốc mũi có ứ đọng nhiều dịch.

- Khi trẻ bị nghẹt mũi sẽ bị gặp khó khăn khi bú mẹ. Nếu nước mũi chảy vào trong cổ họng sẽ khiến cho trẻ dễ bị nôn trớ và thậm chí còn có thể bị tiêu chảy.

3. Làm gì khi trẻ sơ sinh bị viêm mũi dị ứng

Bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ sơ sinh rất hay tái phát và gây ra những biểu hiện khó chịu ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và sự phát triển về thể chất của trẻ. Do vậy cha mẹ cần phải chú ý chăm sóc tốt cho trẻ để hạn chế bệnh tái phát, đồng thời phải biết cách xử lý bệnh kịp thời và đúng cách mỗi khi trẻ bị bệnh.

Trước tiên, cha mẹ nên đưa ngay trẻ tới các phòng khám chuyên khoa về tai mũi họng để các bác sĩ thăm khám và chẩn đoán chính xác bệnh , từ đó đưa ra cách điều trị thích hợp cho trẻ. Cha mẹ không nên tự ý mua thuốc về nhà cho trẻ uống sẽ rất nguy hiểm cho trẻ.

Một số biện pháp chăm sóc tại nhà cho trẻ cũng có thể giúp cho trẻ mau bình phục hơn đó là:

- Giúp cho mũi trẻ được thông thoáng bằng cách nhỏ nước muối sinh lý rồi dùng dụng cụ chuyên dụng hút sạch dịch trong mũi cho trẻ. Cha mẹ nên thực hiện 3-4 lần/ngày để trẻ dễ thở và dễ bú hơn, bớt quấy khóc.

- Sử dụng thuốc nhỏ co mạch adrenaline 0.1% giúp làm sạch dịch trong mũi trẻ, tuy nhiên các mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc này cho trẻ.

- Cha mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ bị viêm mũi dị ứng, từ đó tránh không cho trẻ tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên gây bệnh viêm mũi dị ứng.

Nếu thời tiết lạnh mẹ nên giữ ấm trẻ, không để trẻ nằm ngay gần cửa sổ có gió lùa mạnh hoặc để trẻ nằm ngay hướng gió từ quạt thổi ra vì rất dễ khiến cho trẻ bịviêm mũi dị ứng.

Thận trọng khi trẻ sơ sinh bị viêm mũi dị ứng

4. Phòng ngừa viêm mũi dị ứng cho trẻ

- Cha mẹ cần tăng cường cho trẻ ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi để bổ sung vitamin cho trẻ. Ngoài ra, nếu cần cha mẹ cũng có thể cho uống bổ sung Vitamin C để giúp trẻ tăng cường sức đề kháng phòng ngừa được các bệnh.

- Các mẹ cần lưu ý, quanh nhà nên hạn chế trồng hoa. Tốt nhất không nên nuôi chó mèo trong nhà và phải hạn chế tối đa không để cho trẻ tiếp xúc với các loại vật nuôi vì lông của chúng rất dễ khiến trẻ bị viêm mũi dị ứng. Ngoài ra, các mẹ phải lưu ý vệ sinh định kỳ chăn, ga, gối, đệm, rèm, thảm, các loại vải bọc ghế và đệm trong nhà. Nhà ở luôn cần sạch sẽ, thoáng mát và phải tránh ẩm ướt để hạn chế nấm mốc có cơ hội phát triển. Cần vệ sinh răng miệng trẻ hàng ngày, nhất là đánh răng sau khi ăn, trước và sau khi trẻ ngủ dậy. Cha mẹ cũng cần chú ý tránh để trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá và hạn chế để trẻ tiếp xúc với khói bụi.

- Vào những ngày giao mùa, thời tiết thay đổi từ nóng sang lạnh, cha mẹ cần giữ ấm cơ thể cho trẻ, đặc biệt là ở vùng cổ, mũi và bàn chân. Nên dùng nước muối sinh lý hoặc là nước biển phun sương để rửa mũi cho trẻ hàng ngày, nhất là khi vừa đi ngoài đường về nhà.

Khi trẻ sơ sinh bị viêm mũi dị ứng cha mẹ không nên quá lo lắng. Hãy đưa trẻ đi khám ngay từ khi mới có dấu hiệu đầu tiên và thực hiện đúng theo chỉ định của bác sĩ và chăm sóc trẻ đúng cách để trẻ mau chóng lành bệnh.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!