Thiếu máu có thể thiếu cấp tính hoặc thiếu mạn tính, có thể từ nhẹ đến nặng. Thiếu máu nặng hoặc kéo dài có thể tổn thương tim, não và các cơ quan khác trong cơ thể bạn. Thậm chí tình trạng thiếu máu rất nghiêm trọng có thể gây tử vong.
Bệnh thiếu máu là gì?
Bệnh thiếu máu là tình trạng máu có số lượng hồng cầu thấp hơn so với bình thường.
Bệnh thiếu máu cũng có thể xảy ra nếu các hồng cầu không chứa đủ hemoglobin. Hemoglobin là một protein giàu chất sắt làm máu có màu đỏ. Protein này giúp các hồng cầu mang oxy từ phổi đến các phần còn lại của cơ thể.
Nếu bạn bị thiếu máu, cơ thể bạn không nhận được đủ máu giàu oxy khiến bạn cảm thấy mệt mỏi hoặc yếu. Bạn cũng có thể có các triệu chứng khác như khó thở, chóng mặt, hay nhức đầu.
Các loại khác của thiếu máu bao gồm:
Thiếu máu do thiếu B12;
Thiếu máu do thiếu folate;
Thiếu máu do thiếu sắt;
Thiếu máu do bệnh mãn tính;
Thiếu máu tán huyết;
Thiếu máu bất sản vô căn;
Thiếu máu hồng cầu khổng lồ;
Thiếu máu ác tính;
Thiếu máu hồng cầu hình liềm;
Thiếu máu địa trung hải (Thalassemia).
Những triệu chứng và dấu hiệu của bệnh thiếu máu là gì?
Bạn có thể không có triệu chứng nếu thiếu máu nhẹ. Nếu bệnh phát triển chậm, các triệu chứng có thể xảy ra đầu tiên bao gồm:
Tâm trạng cảm thấy gắt gỏng
Cơ thể cảm thấy yếu hoặc mệt mỏi thường xuyên hơn so với bình thường, hoặc so với khi tập thể dục
Nhức đầu
Gặp vấn đề về tập trung hay suy nghĩ
Nếu thiếu máu nặng hơn, các triệu chứng có thể bao gồm:
Màu xanh ở lòng trắng của mắt;
Móng tay giòn;
Ham muốn ăn đá hoặc những thứ phi thực phẩm khác (pica)
Choáng váng nhẹ khi bạn đứng lên
Màu da nhợt nhạt
Khó thở
Đau lưỡi
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh thiếu máu?
Bạn sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh thiếu máu nếu bạn gặp những vấn đề sau:
Chế độ ăn thiếu một số vitamin nhất định: Một chế độ ăn uống thiếu chất sắt, vitamin B-12 và folate sẽ dễ làm tăng nguy cơ mắc bệnh thiếu máu;
Rối loạn đường ruột:Tình trạng rối loạn đường ruột ảnh hưởng đến sự hấp thu các chất dinh dưỡng trong ruột non của bạn – chẳng hạn như bệnh celiac và bệnh Crohn – làm tăng nguy cơ mắc bệnh thiếu máu. Bên cạnh đó, các phẫu thuật cắt bỏ hoặc phẫu thuật đến các bộ phận ruột non của bạn, nơi các chất dinh dưỡng được hấp thụ, cũng có thể dẫn đến thiếu hụt chất dinh dưỡng và thiếu máu;
Kinh nguyệt: Nói chung, phụ nữ chưa mãn kinh có nguy cơ bị thiếu máu do thiếu sắt cao hơn nam và phụ nữ sau mãn kinh. Đó là bởi vì kinh nguyệt gây ra sự mất mát các hồng cầu;
Mang thai: Nếu bạn đang mang thai, bạn có nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt vì sắt dự trữ phải phục vụ cho khối lượng máu tăng lên cũng như là một nguồn hemoglobin cho em bé của bạn phát triển;
Các bệnh mãn tính: Ví dụ, nếu bạn bị ung thư, suy thận hoặc gan, hoặc một tình trạng mãn tính, bạn có thể có nguy cơ thiếu máu của bệnh mãn tính. Những tình trạng này có thể dẫn đến sự thiếu hụt hồng cầu. Dần dần, mất máu mãn tính từ một vết loét hay các nguồn khác trong cơ thể có thể làm cạn kiệt dự trữ sắt của cơ thể, dẫn đến thiếu máu do thiếu sắt;
Tiền sử gia đình: Nếu gia đình bạn có tiền sử thiếu máu di truyền, chẳng hạn như thiếu máu hồng cầu hình liềm, bạn cũng có thể có nguy cơ gia tăng tình trạng này;
Các yếu tố khác. Một tiền sử nhiễm trùng, bệnh về máu và các rối loạn tự miễn, nghiện rượu, tiếp xúc với hóa chất độc hại, và sử dụng một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến sản xuất tế bào hồng cầu và dẫn đến thiếu máu.
Thiếu máu là dấu hiệu của nhiều bệnh
Nếu không điều trị, thiếu máu có thể gây ra nhiều biến chứng, bao gồm:
Mệt mỏi nghiêm trọng. Khi thiếu máu nghiêm trọng, bạn có thể mệt mỏi đến nỗi bạn không thể hoàn thành công việc hàng ngày. Bạn có thể kiệt sức để làm việc hay chơi.
Vấn đề về tim. Thiếu máu có thể dẫn đến tim đập nhanh hoặc không đều (rối loạn nhịp tim). Trái tim của bạn phải bơm nhiều máu hơn để bù đắp cho sự thiếu oxy trong máu khi bạn đang bị thiếu máu. Điều này thậm chí có thể dẫn đến suy tim sung huyết.
Tử vong. Một số thiếu máu di truyền, chẳng hạn như thiếu máu hồng cầu hình liềm, có thể nghiêm trọng và dẫn đến những biến chứng đe dọa tính mạng. Mất quá nhiều máu sẽ nhanh chóng dẫn đến thiếu máu cấp tính nặng và có thể gây tử vong.
Gây sảy thai liên tục, đẻ non hoặc trẻ sinh ra có cân nặng sơ sinh thấp. Thiếu máu do thiếu sắt có thể gây ra một số tai biến về sản khoa như chảy máu khi sinh, hậu sản...
Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh thiếu máu?
Điều trị bệnh thiếu máu cần được hướng vào các nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu máu, và có thể bao gồm:
Truyền máu;
Corticosteroid hoặc các loại thuốc khác ức chế hệ miễn dịch;
Erythropoietin, một loại thuốc giúp tủy xương tạo ra nhiều tế bào máu hơn;
Bổ sung sắt, vitamin B12, acid folic, hoặc vitamin và khoáng chất khác.
Những xét nghiệm phụ nữ nên làm khi ở độ tuổi 30
Trứng chim cút - nhỏ mà có võ !
Nhóm thực phẩm giúp cải thiện thiếu máu cho mẹ bầu mẹ nên biết
Cấu tạo và thành phần của hồng cầu trong máu hiểu như thế nào
Nồng độ hemoglobin cao có nguy hiểm không?
Chọn một chế độ ăn uống giàu vitamin
Nhiều loại bệnh thiếu máu không thể phòng ngừa được. Tuy nhiên, bạn có thể tránh thiếu máu do thiếu sắt và thiếu máu do thiếu vitamin bằng cách chọn một chế độ ăn uống bao gồm nhiều loại vitamin và các chất dinh dưỡng, bao gồm:
Sắt. Các loại thực phẩm giàu chất sắt có trong thịt bò và các loại thịt khác, đậu, đậu lăng, ngũ cốc tăng cường chất sắt, các loại rau lá xanh đậm, và trái cây khô.
Folate. Chất dinh dưỡng này, và dạng acid folic tổng hợp của nó, có thể được tìm thấy trong trái cây và nước trái cây, chuối, các loại rau lá xanh đậm, các loại đậu, và tăng cường bánh mì, ngũ cốc và mì ống.
Vitamin B-12. Vitamin này được tìm thấy tự nhiên trong thịt và các sản phẩm từ sữa. Nó cũng thêm vào một số loại ngũ cốc và các sản phẩm từ đậu nành như sữa đậu nành.
Vitamin C. Thực phẩm có chứa vitamin C – chẳng hạn như trái cây họ cam quýt, dưa hấu và quả mọng – sẽ giúp bạn tăng hấp thu sắt.
Xem thêm:
- Các triệu chứng và cách điều trị bệnh thiếu máu sắt
- Bệnh nhân thiếu máu nên ăn gì?
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!