Thoái hóa khớp nên ăn gì và kiêng gì?

Kiến Thức Y Học - 11/24/2024

Để giúp điều trị và phòng ngừa bệnh thoái hóa khớp thì chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt cũng góp một phần quan trọng, nhưng bên cạnh những thực phẩm có lợi cho bệnh thoái hóa khớp thì cũng có một số thực phẩm không nên dùng khi bị bệnh.

Để giúp điều trị và phòng ngừa bệnh thoái hóa khớp thì chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt cũng góp một phần quan trọng, nhưng bên cạnh những thực phẩm có lợi cho bệnh thoái hóa khớp thì cũng có một số thực phẩm không nên dùng khi bị bệnh.

Thoái hóa khớp nên ăn gì và kiêng gì?

Bệnh thoái hóa khớplà bệnh gì?

Thoái hóa khớp là tình trạng tổn thương xương dưới sụn và sụn khớp, dẫn đến phản ứng viêm, giảm thiểu lượng dịch khớp. Đây bệnh mạn tính chủ yếu xảy ra ở người trung niên và người có tuổi.

Theo thời gian, lớp sụn khớp dần bị thoái hóa, trở nên xù xì và mỏng đi khiến cho khớp không thể vận hành tốt. Đồng thời, mật độ khoáng và sự bền chắc giảm sút rõ rệt, xuất hiện các vết nứt nhỏ do phần xương dưới sụn cũng bắt đầu thay đổi cấu trúc và hình dạng, bị xơ hóa. Đối với trường hợp nặng, sụn có thể mỏng đến mức không thể che phủ toàn bộ đầu xương. Khi vận động, xương dưới sụn bị cọ xát vào nhau, thậm chí bào mòn lẫn nhau khiến người bệnh cảm thấy vô cùng đau đớn.

Thoái hóa khớp nên ăn gì và kiêng gì?

Các triệu chứng bệnh thoái hóa khớp

1. Đau nhức

Triệu chứng chính của thoái hóa khớp là đau nhức, đôi khi kèm theo cảm giác cứng khớp. Cơn đau thường âm ỉ và trở nên nặng hơn vào buổi tối, hoặc khi co duỗi các khớp. Khớp có cảm giác bị cứng lại sau khi nghỉ ngơi, nhưng thường là sẽ giảm sau một vài phút vận động.

Cảm giác đau hoặc cứng khớp càng dai dẳng hơn khi thoái hóa khớp càng nặng.

2. Hạn chế vận động

Các động tác của khớp bị hạn chế ở các mức độ khác nhau khiến hoạt động của cơ thể gặp nhiều khó khăn.

3. Biến dạng

Khớp xương biến dạng do các gai xương mọc thêm ở đầu xương, cột sống gù, vẹo, ngón tay trở nên gồ ghề và đôi khi cong nhẹ...

4. Các dấu hiệu khác

- Teo cơ do ít vận động

- Có âm thanh lạo xạo khi khớp cử động

- Tràn dịch khớp làm vùng khớp bị tổn thương sưng to

Thoái hóa khớp nên ăn gì và kiêng gì?

Nguyên nhân gây thoái hóa khớp

  • Tuổi tác
  • Béo phì
  • Tổn thương khớp
  • Dị dạng bẩm sinh về khớp
  • Gen di truyền

Người bệnh thoái hóa khớp nên ăn gì?

Ngoài điều trị giảm đau và phục hồi chức năng thì nguyên tắc ăn uống là rất quan trọng với người có thoái hóa khớp.

Theo các chuyên gia, việc bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết sẽ giúp hệ xương khớp được phục hồi và tái tạo, tăng cường độ chắc khỏe và giảm đau khớp. Những thực phẩm giàu dinh dưỡng và tốt cho xương khớp mà người bệnh thoái hóa khớp nên ăn là:

- Các loại thịt: thịt heo, thịt, gà, thịt vịt, xương ống, xương sườn, sụn vì chứa nhiều glucosamin và chondroitin giúp sụn chắc khỏe.

- Các loại hải sản như tôm, cua, nghêu, sò, ốc... chứa nhiều canxi, magie, photphol là những khoáng chất tốt cho xương khớp.

- Các loại cá: cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá tra, cá basa... giàu omeaga-3 và omega-6 tốt cho người bị viêm khớp.

- Trứng, sữa và các chế phẩm từ sữa như sữa bò, phomat,...vì giàu canxi và vitamin D tăng cường độ chắc khỏe của khớp.

- Các loại hạt và ngũ cốc như hạt vừng, hạt hướng dương, hạt bí, hạt hạnh nhân, đậu nành, đậu đen, đậu Hà Lan... chứa các acid béo omega 3 ngăn ngừa cơn đau khớp.

- Trái cây, rau củ quả: cam, chanh, đu đủ, dứa, dâu, việt quất, mâm xôi, táo, lê, bơ, bông cải xanh, rau bina, cần tây, cà chua, cà rốt, rau má, bí xanh, mướp, nấm... giàu vitamin, khoáng chất, các men kháng viêm giúp người bị thoái hóa giảm thiểu được các cơn đau nhức trong khớp và tăng cường sức đề kháng phòng ngừa bệnh tật.

Thoái hóa khớp nên ăn gì và kiêng gì?

Người bệnh thoái hóa khớp không nên ăn gì ?

Bên cạnh những thực phẩm nên bổ sung, người bị bệnh khớp cũng nên tránh hoặc kiêng sử dụng một số loại thực phẩm sau đây:

- Thức ăn nhanh chứa nhiều dầu mỡ, muối, chất phụ gia, chất bảo quản như gà rán, khoai tây chiên, pizza, xúc xích, thịt muối,... có thể gây hại cho khớp, khiến quá trình thoái hóa diễn ra nhanh hơn.

- Thức ăn chứa hàm lượng purin và fructozo cao như nội tạng động vật, thịt bò, thịt dê, thịt trâu, thịt heo muối,... không tốt cho người bị thoái hóa khớp và cả những bệnh nhân mắc bệnh gout.

- Thức uống có cồn, chất kích thích như bia, rượu, cà phê, thuốc lá, nước ngọt có ga.

- Tinh bột từ bột mì, khoai lang, khoai mỳ, khoai tây...

Thoái hóa khớp nên ăn gì và kiêng gì?

Để phòng ngừa và hạn chế các cơn đau do bệnh thoái hóa khớp gây ra nên lưu ý một số điều như:

- Giảm cân là yếu tố quan trọng hàng đầu, bởi nó sẽ giúp giảm áp lực cho khớp.

- Tập luyện: tập thể dục nhẹ nhàng, nghỉ ngơi khi đau, đi với gậy chống nếu cần, các động tác nhẹ nhàng có tác dụng thư giãn các khớp.

- Vật lý trị liệu: mục đích tránh teo cơ, duy trì độ vận động của khớp.

- Phát hiện và điều trị sớm các dị dạng bẩm sinh, điều trị tích cực bệnh lý xương khớp kèm theo.

Đến đây thì bạn đã biết người bệnh thoái hóa khớp cần có chế độ ăn uống như thế nào và nên bổ sung nhiều loại thực phẩm nào rồi phải không? Chỉ cần có chế độ ăn uống hợp lý kết hợp với vận động nhẹ thường xuyên và dùng thuốc đông y điều trị, tin chắc rằng tình trạngthoái hóa khớp của bạn sẽ được cải thiện đáng kể sau một thời gian.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!