Hắt hơi, sổ mũi là những triệu chứng thường gặp của bệnh cảm cúm khi thời tiết thay đổi vào những ngày nhiều mưa, khí hậu ẩm thấp. Bệnh gây cảm giác mệt mỏi, khó chịu và người bệnh thường có xu hướng tự mua thuốc về điều trị. Vậy các Thuốc hắt hơi sổ mũi cho người lớn nào nên dùng trong trường hợp này?
Nhận biết cảm cúm thông thường
Virut là nguyên nhân chính gây ra các trường hợp cảm cúm thông thường. Có hơn 200 loại virut nhưng Rhinovirus là thủ phạm phổ biến nhất và rất dễ lây, điển hình là lây qua các giọt nhỏ trong không khí khi một ai đó bị ho, hắt hơi hoặc nói.
Hầu hết người lớn có thể mắc cảm cúm thông thường 2-4 lần một năm. Bệnh thường phục hồi trong vòng 1-2 tuần. Nếu các triệu chứng không cải thiện, người bệnh cần đi khám để được điều trị thích hợp.
Triệu chứng của bệnh cảm cúm
Bệnh cảm cúm có chiều hướng phát triển nhanh (thường 1-4 ngày sau khi bệnh nhân nhiễm phải virus cúm) và thường nghiêm trọng hơn so với triệu chứng hắt hơi và nghẹt mũi đặc trưng của bệnh cảm.
- Triệu chứng đầu tiên là sốt, đau hay rát họng,
- Ngạt mũi và chảy nước mũi là những gì sẽ xảy đến sau các cơn đau về họng.
- Ngoài ra có các triệu chứng như ớn lạnh, nhức đầu chóng mặt, mệt mỏi, sốt...
Phân biệt loại bệnh
Thông thường, cảm cúm được phân biệt làm 2 loại là cảm cúm thường và cảm cúm có ho. Người bệnh cần phân biệt 2 loại cảm cúm này để chọn thuốc điều trị cho đúng.
1. Cảm cúm thường: có 3 biểu hiện cơ bản là hắt hơi, sổ mũi và đau nhức mình mẩy.
Trong trường hợp này, người bệnh chỉ cần dùng các loại thuốc có thành phần như Clopheniramin giúp giảm hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi; hoặc Paracetamol giúp giảm đau nhức, hạ sốt. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng các thuốc có chứa thành phần Clopheniramin thì khả năng cao bạn sẽ bị buồn ngủ.
Nếu bạn phải đi làm, lái xe hoặc bạn không bị hắt hơi, sổ mũi nhiều bạn nên uống thuốc chứa Paracetamol + Caffeine, vừa giúp bạn tránh khỏi cơn buồn ngủ vừa giúp tăng hiệu quả giảm đau hạ sốt của Paracetamol, ví dụ như Panadol chẳng hạn.
2. Cảm cúm có ho thường có 6 triệu chứng là hắt hơi, sổ mũi/nghẹt mũi, đau nhức mình mẩy, đau đầu, đau rát họng, ho và sốt cao.
Lúc này, bạn vẫn cần sử dụng các loại thuốc ở trên như cần thêm các loại thuốc bổ trợ có tác dụng long đờm như Terpin codein (hoặc Ambroxol ...) và Vitamin C. Đây là các hoạt chất để trị cảm cúm có ho việc chủ động bổ sung Vitamin C trong thành phần thuốc sẽ giúp người bệnh lấy lại sức đề kháng nhanh chóng.
Các loại thuốc trị cảm cúm cho người lớn
Để ứng phó với các triệu chứng của cảm cúm thông thường có thể dùng các Thuốc hắt hơi sổ mũi cho người lớn sau:
Thuốc giảm đau, hạ sốt
Đối với triệu chứng sốt, đau họng và nhức đầu nên dùng thuốc paracetamol (acetaminophen).Thuốc có tác dụng hạ sốt và giảm đau trong các trường hợp đau nhẹ và vừa. Một điểm cần lưu ý khi dùng thuốc này là có thể gây tổn thương gan, đặc biệt là nếu dùng thuốc thường xuyên và/hoặc lớn hơn so với khuyến cáo (hoặc chỉ định của bác sĩ), hoặc dùng cùng với rượu (tăng nguy cơ ngộ độc cho gan) hoặc ở những người sẵn có vấn đề về gan.
Thuốc nhỏ, xịt thông mũi
Để đối phó với tình trạng ngạt mũi, tắc mũi... thì nhóm thuốc co mạch dạng xịt hoặc nhỏ mũi hay được sử dụng như naphazolin, oxymetazolin... Thuốc có tác dụng làm co các mao mạch, động mạch nhỏ, tĩnh mạch hang đẩy máu đi nơi khác làm cho hốc mũi rộng (mũi hết ngạt và dễ thở). Chỉ nên dùng các thuốc trên từ 3-5 ngày, nếu không đỡ cần ngừng thuốc và đi khám để được điều trị phù hợp hơn.
Không được dùng thuốc kéo dài, vì nếu lạm dụng sẽ gây viêm mũi do thuốc. Ngoài ra, sử dụng nước muối sinh lý (0,9%) để nhỏ, rửa mũi hàng ngày cũng giúp giảm ngạt mũi.
Tư vấn chọn nước rửa mũi cho trẻ an toàn mẹ nên ghi nhớ
Bài thuốc chữa ho, sổ mũi cho trẻ từ dân gian
Cảm cúm uống thuốc gì để nhanh khỏi?
Phát hiện những loại bệnh hô hấp qua tiếng trẻ ho
Mang thai ba tháng đầu bị cảm cúm có ảnh hưởng gì không?
Thuốc ho
Nếu xảy ra tình trạng ho khan thì bạn có thể dùng codein, dextromethophan hoặc các thuốc phối hợp atussin, decolsin, rhumenol... các thuốc này còn có thêm thành phần kháng histamin làm giảm ngạt mũi. Vì thế chỉ dùng các thuốc này khi ho có kèm theo hiện tượng ngạt mũi.
Nếu ho có đờm có thể dùng các thuốc như terpin benzoat, bromhexin... Các thuốc này có tác dụng làm đờm lỏng hơn và ít quánh hơn (được dùng khi có đờm đặc, quánh) và làm long đờm dễ dàng hơn, nên đờm từ phế quản thoát ra ngoài có hiệu quả thông qua phản xạ ho.
Ngoài ra, bạn nên súc họng bằng nước muối ấm nhiều lần trong ngày, hoặc uống nước chanh nóng với mật ong có thể giúp làm dịu đau họng và giảm ho.
Lưu ý: Không dùng thuốc kháng sinh để uống khi bị cảm cúm, vì kháng sinh không có tác dụng đối với virut. Việc dùng thuốc kháng sinh sẽ gây lãng phí tiền bạc, người bệnh lại có nguy cơ gặp tác dụng phụ của thuốc sẽ gây hại cho cơ thể. Chỉ dùng kháng sinh trong trường hợp bội nhiễm vi khuẩn, do thầy thuốc chỉ định dùng.
Bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn những thông tin về Thuốc hắt hơi sổ mũi cho người lớn đầy đủ nhất. Chúc bạn sớm khỏi bệnh.
Xem thêm:
- Bị hắt hơi sổ mũi liên tục là bệnh gì?
- Cách xử lý mà mẹ cần biết khi trẻ sơ sinh bị hắt hơi sổ mũi
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!