Thuốc sát trùng vết thương Betadine

Kiến Thức Y Học - 01/08/2025

Thuốc sát trùng vết thương betadine là một trong những loại thuốc tây trong nhóm thuốc điều trị vết thương phổ biến nhất hiện nay. Trong bài viết dưới đây, Lily & WeCare sẽ chia sẻ tới bạn tất cả những thông tin chi tiết về thành phần, công dụng, tác dụng phụ, trường hợp chỉ định dùng, trường hợp chống chỉ định dùng và những tác dụng phụ của thuốc.

Thuốc sát trùng vết thương betadine là một trong những loại thuốc tây trong nhóm thuốc điều trị vết thương phổ biến nhất hiện nay. Trong bài viết dưới đây,Lily & WeCaresẽ chia sẻ tới bạn tất cả những thông tin chi tiết về thành phần, công dụng, tác dụng phụ, trường hợp chỉ định dùng, trường hợp chống chỉ định dùng và những tác dụng phụ của thuốc.

Thành phần và hàm lượng thuốc sát trùng vết thương Betadine

Betadine thuộc nhóm thuốc sát khuẩn được bào chế dưới dạng dung dịch. Thuốc có tác dụng nổi bật là diệt khuẩn, sát khuẩn, chống các loại nấm, động vật đơn bào, bào tử, kén hoặc virus tấn công cơ thể qua vết thương hở.

Thành phần chính của thuốc là Povidon ido là phức hợp của iod và polyvinylpyrrolidon (9-12 % tùy hàm hàm lượng).

Hàm lượng chi tiết của loại thuốc này gồm có betadine 125ml.

Những trường hợp chỉ định sử dụng thuốc sát trùng vết thương Betadine

- Sử dụng trước khi phẫu thuật hoặc tiêm thuốc để sát khuẩn da hoặc vết thương

- Vệ sinh tay trước khi mổ hoặc tiểu phẫu ( 2 -5ml)

- Sử dụng trong dự phòng nhiễm khuẩn do vết rách, bỏng hoặc vết mài mòn

- Sử dụng vệ sinh các thiết bị y tế tránh nhiễm khuẩn gây nhiễm trùng cho bệnh nhân

- Hỗ trợ điều trị các bệnh lý liên quan đến da liễu gồm hăm da, nấm da, lang ben, nấm kẽ, viêm da sơ nhiễm hoặc viêm da bội nhiễm.

Thuốc sát trùng vết thương Betadine

Những trường hợp chống chỉ định sử dụng thuốc sát trùng vết thương Betadine

- Những người mẫn cảm hoặc dị ứng với thành phần thuốc

- Phụ nữ trong giai đoạn 6 tháng cuối của thai kỳ

- Phụ nữ đang cho con bú

- Bệnh nhân mắc các bệnh lý liên quan đến tuyến giáp như bướu giáp, viên tuyến giáp, bướu giáp lưu hành và rối loạn tuyến giáp

- Trẻ nhỏ dưới 2 tuổi

- Người đang điều trị bằng lithium

- Người suy thận cấp hoặc suy thận nặng

Tác dụng phụ không mong muốn của thuốc sát trùng vết thương Betadine

Trong một số trường hợp nhất định, các bệnh nhân sử dụng betadine có thể gặp những tác dụng phụ từ nhẹ đến nguy hiểm không mong muốn. Đặc biệt với những trường hợp người dùng sử dụng quá liều, bệnh nhân chống chỉ định thuốc sử dụng sẽ gây ra những tác dụng phụ từ nhẹ đến nghiêm trọng. Những tác dụng phụ của loại thuốc sát trùng vết thương này thường gây ra gồm:

- Giảm chức năng tuyến giáp

- Rối loạn tuyến giáp (bướu giáp hoặc cường giáp)

- Co giật thần kinh

- Viêm da dị ứng do iod gây ra

- Giả hàm lượng bạch cầu trung tính

- Ức chế thần kinh gây nên cơn động kinh

- Xuất huyết dạng đốm

- Viêm tuyến nước bọt

- Đau rát họng và miệng

- Kích ứng mắt gây sưng đau hoặc rát

- Đau dạ dày, ỉa chảy

- Tổn thương thận do tăng natri huyết

Thuốc sát trùng vết thương Betadine

Những lưu ý khi sử dụng thuốc sát trùng vết thương Betadine

- Hạn chế sản phẩm điều trị vết thương chứa các thành phần enzyme vì tương tác thuốc làm giảm khả năng kháng khuẩn của thuốc

- Hạn chế các sản phẩm chứa thủy ngân, bạc, H202, octenidie và taurolidine

- Hạn chế tiếp xúc thuốc ở nhiệt độ cao, tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời, các loại thuốc sát khuẩn khác vì gây mất tác dụng thuốc.

- Không sử dụng trên diện rộng vì tương tác gây kích ứng toàn thân

- Không sử dụng quá nhiều lần trong ngày sẽ gây hại cho da (tối đa 2 - 5 lần)

- Không nên pha quá loãng, nên sử dụng nguyên chất hoặc pha loãng tối đa 10% tùy trường hợp và tính chất vết thương

- Tránh cho thuốc trực tiếp tiếp xúc với mắt hay bôi trực tiếp lên màng não

Trước khi mua hoặc sử dụng thuốc sát trùng vết thương betadine bạn phải tham khảo ý kiến bác sĩ, tìm hiểu kỹ về các thông tin, chỉ số ghi trên hộp thuốc. Nên chú ý bảo quản thuốc ở nhiệt độ khoảng 25 độ C đến 30 độ C, độ ẩm khoảng 70% và đậy nắp kín sau khi sử dụng.

Xem thêm:

  • Cách băng bó vết thương đúng cách
  • Liệu có phải vết thương của bạn có bị nhiễm trùng

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!