Theo thống kê thì có đến khoảng 30-40 type của HPV có thể gây viêm nhiễm vùng sinh dục; nó là nguyên nhân gây ra mụn cóc sinh dục ở cả nam và nữ giới, nghiêm trọng hơn khi có thể dẫn đến ung thư cổ tử cung ở nữ giới và ung thư hậu môn hoặc dương vật ở nam giới. Vậy tiêm phòng HPV là gì? Tiêm phòng HPV sau bao lâu thì được quan hệ tình dục?
HPV là gì?
HPV là chữ viết tắt của từ virus gây u nhú ở người, đây là một virus có thể gây viêm nhiễm ở nhiều bộ phận trên cơ thể.
Theo thống kê thì có khoảng hơn 100 type của HPV, chúng được nhóm lại thành các (i) type nguy cơ cao ( có nghĩa là có thể gây ung thư) và (ii) - các nhóm có nguy cơ thấp ( có nghĩa là không gây ung thư).
Bên cạnh đó cũng có một số type HPV khác có thể gây viêm nhiễm ở da của các ngón tay, bàn tay hay mặt. Chính vì lí do này mà việc tiêm phòng HPV cực kì cần thiết.
Tiêm phòng HPV là gì?
Tiêm phòng HPV là loại tiêm phòng có thể giúp ngăn chặn các loại nhiễm HPV đặc biệt có thể dẫn tới ung thư cổ tử cung ở nữ giới.Theo các bác sĩ thì việc tiêm phòng HPV đạt được lợi ích tối đa khi vắc-xin được tiêm trước thời điểm bắt đầu hoạt động tình dục, tức là được tiêm trước khi xảy ra sự phơi nhiễm với HPV.
Những triệu chứng của nhiễm HPV
Nguy hiểm là hầu hết các trường hợp nhiễm HPV đều không có dấu hiệu hoặc triệu chứng gì. Chỉ có một vài trường hợp đôi khi có thể xuất hiện mụn cóc ở vùng sinh dục hoặc ở các vùng khác của cơ thể và đó chính là một dấu hiệu của nhiễm HPV.
HPV có liên quan gì tới ung thư cổ tử cung?
Đây chính là nguyên nhân các bác sĩ khuyên bạn nên đi tiêm phòng HPV. Trên thực tế thì có một vài type HPV có thể gây ảnh hưởng đến cổ tử cung, nó làm cho các tế bào thay đổi. Nhưng khá may mắn khi có khoảng 90% trường hợp nhiễm HPV thì virus tự biến mất và các tế bào trở về bình thường.
Tuy nhiên có một vài trường hợp, sự nhiễm HPV có thể kéo dài và nó làm cho các tế bào này phát triển một cách bất thường. Nếu như việc này không được phát hiện bằng xét nghiệm tế bào cổ tử cung ở giai đoạn sớm thì một vài tế bào trong số các tế bào bất thường này có thể là nguyên nhân tiến triển thành ung thư cổ tử cung. HPV type 16 và 18 gây ra khoảng 70% trường hợp ung thư cổ tử cung ở nữ giới hiện nay trong khi HPV type 6 và 11 gây ra khoảng 90% trường hợp mụn cóc sinh dục.
Tiêm phòng HPV sau bao lâu thì được quan hệ tình dục?
Trên thực tế thì Vắc-xin ngừa ung thư cổ tử cung, hay còn gọi là tiêm phòng HPV được Bộ Y tế khuyến cáo tiêm cho các đối tượng phụ nữ từ 9-26 tuổi và chưa có quan hệ tình dục. Nhưng đó chỉ là trường hợp đem lại hiệu quả cao nhất. Tiêm phòng HPV vẫn có thể áp dụng với những người từng có quan hệ tình dục và việc tiêm này vẫn có hiệu quả dự phòng mặc dù kết quả không cao như với những người chưa từng có quan hệ tình dục.
Lịch tiêm phòng HPV thường là 0-2-6 ( có nghĩa là mũi thứ hai nhắc lại sau mũi thứ nhất 2 tháng, mũi thứ ba nhắc lại sau mũi thứ 2 khoảng 6 tháng).
Trong thời gian tiêm phòng HPV, bạn vẫn có thể quan hệ tình dục bình thường. Với những bạn muốn có thai thì phải sau tiêm mũi thứ 3 ít nhất 3 tháng.
Có một lưu ý dành cho những phụ nữ có quan hệ tình dục đó là cho dù đã tiêm ngừa HPV thì vẫn nên thực hiện tầm soát bằng Pap smear ( là xét nghiệm ung thư tế bào cổ tử cung). Xét nghiệm này rất dễ thực hiện, nó không gây khó chịu và có hiệu quả giúp phát hiện sớm những tổn thương nghi ngờ ác tính trên cổ tử cung, bởi vậy nên làm giảm bớt được tần suất và tử suất do ung thư cổ tử cung.
Có điều trị được HPV không?
Thực tế cho thấy hầu hết trường hợp nhiễm HPV (90%) có thể tự hết mà không cần bất cứ phương pháp điều trị nào.
Mặc dù chúng ta không thể điều trị được bản thân virus HPV, nhưng việc làm xét nghiệm tế bào cổ tử cung thường xuyên có thể giúp phát hiện những thay đổi ở cổ tử cung gây ra bởi nhiễm HPV nên chúng ta có thể có những phương pháp điều trị thích hợp, giúp ngăn chặn việc các tế bào bất thường hoặc tiền ung thư tiến triển thành ung thư cổ tử cung.
Những ai không nên tiêm phòng HPV?
- Bạn là người có sự nhạy cảm với men hoặc bất cứ thành phần nào của vắc-xin.
- Bạn đang bị nhiễm trùng ở mức độ vừa hoặc bị nặng. Muốn tiêm phòng HPV thì hãy chờ cho đến khi phục hồi lại sau khi bị bệnh.
- Bạn đang bị rối loạn đông máu, dễ bị bầm tím hoặc bị chảy máu hoặc trong trường hợp bạn đang sử dụng các thuốc làm loãng máu.
Nếu bạn nằm trong những trường hợp trên thì nên hỏi ý kiến bác sĩ xem vắc-xin đó có thích hợp với bạn hay không.
Như vậy, tiêm phòng HPV là việc làm cực kì cần thiết có thể giúp bạn phát hiện được những dấu hiệu đầu tiên của bệnh ung thư cổ tử cung. Lily & WeCare khuyên bạn nên đi tiêm phòng để tránh những nguy cơ mắc căn bệnh nguy hiểm này.
Sàng lọc ung thư cổ tử cung ở đâu?
Xét nghiệm tại nhà Xander
Với hầu hết các loại ung thư, việc phát hiện sớm bệnh là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến quá trình điều trị và tiên lượng sống. Tuy nhiên, phần lớn chị em đều không nắm rõ những dấu hiệu cảnh báo về các loại ung thư, đặc biệt là những triệu chứng bề ngoài tưởng như không liên quan, xét nghiệm sàng lọc ung thư từ sớm có thể giúp chị em đưa ra phương án điều trị kịp thời, bảo vệ sức khỏe bản thân.
Hiện Xander có cung cấp Gói sàng lọc ung thư cổ tử cungbao gồm 4 xét nghiệm nhỏ: CA 125, CEA, SCC.
Phụ nữ căng thẳng và trầm cảm dễ nhiễm HPV
9 vấn đề chị em cần lưu ý nếu kinh nguyệt kéo dài sang ngày thứ 8
Chia sẻ kinh nghiệm đi xạ trị ung thư cổ tử cung
Nên tiêm vacxin gì trước khi kết hôn?
Tiêm phòng trước khi kết hôn ở đâu?
Đến với Xander, khách hàng sẽ được hưởng nhiều lợi ích như:
- 100% mẫu xét nghiệm được thực hiện bằng phòng lab hiện đại của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
- Lấy mẫu đúng giờ, biện luận ngay sau 24h có kết quả mềm.
- Kết quả đảm bảo tính chính xác, có dấu của bệnh viện, đúng thông tin khách hàng.
Giá gói xét nghiệm:
- Giá Gói sàng lọc ung thư cổ tử cung của Xander đề xuất (mẫu được phân tích tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương): 637,000 đồng
- Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm + Phí km tăng thêm
- Phí xử lý : 30.000đ
- Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ 300 Đê La Thành nhỏ tới địa chỉ lấy mẫu
* Với khách hàng muốn xử lí mẫu tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, vui lòng liên hệ với hotline phía dưới để được tư vấn cụ thể.
Địa chỉ:300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: (024)73.049.779 - 0984999501 (Giờ trực: 6-22h)
Giờ làm việc:Thứ Hai - Thứ Sáu: 06:00 - 15:30; Thứ Bảy: 06:00 - 10:00
Xem thêm:
- Điều cần biết về chích ngừa ung thư cổ tử cung
- Tầm soát ung thư cổ tử cung như thế nào?
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!